- Một người Mỹ bị bắt không bao giờ sợ phải trở về nước. Nếu hắn sợ
thì có nghĩa là hắn đã phản bội hay là trong thâm tâm đã có điều gì mờ ám
rồi.
- Người Mỹ các anh không hiểu cái khỉ khô gì về Nga sô cả. Tôi đã nói
với các anh bao nhiêu lần rằng Mỹ quốc không phải là Nga sô và Nga sô
không thể nào giống Mỹ quốc. Luật lệ các anh không có điều gì giống luật
lệ Sô Viết cả. Một viên đại úy như anh thì đầu óc để đâu cả mà không hiểu
nổi một điều giản dị như thế. Tôi phải kể lại từ đầu cho anh nghe một lần
nữa : Tôi, tướng Grisha Costak và toàn thể anh em nơi đây, chúng tôi đã
chiến đấu anh dũng cho đến lúc bị tụi Đức bắt cầm tù. Chúng tôi bị thương
gần như đã chết trong một loạt trọng pháo địch, vì vậy tụi chúng mới bắt
sống chúng tôi.
Costak chỉ vết sẹo trên đầu, trên cổ, trên ngực ông ta, xong nói tiếp:
- Lúc lính Đức tiến đến, chúng tôi đều bất tỉnh hết cả. Mà anh biết là
lính Nga không được bị bắt làm tù binh. Chỉ có thắng hoặc chết chứ không
được làm tù binh. Nhưng lúc đó chúng tôi bất tỉnh nên không thể tự vận
được. Chương 193 của bộ hình luật Sô Viết và điều 270 của năm 1942 quy
định rành rành là quân nhân nào bị bắt sống trong tay địch là một kẻ phản
bội. Mà ai phản bội đều bị treo cổ. Đó là điều được ghi vào chương 14 của
bộ luật nói về các tội phạm quân sự, ghi trong bách khoa từ điển Sô Viết số
289. Theo luật lệ và phong tục Sô Viết chúng tôi phải bị treo cổ. Nhưng
chúng tôi đã chiến đấu trong bốn năm để quét sạch lũ phát xít Đức không
phải là để bị treo cổ vào ngày chiến thắng quân Đức. Không phải chúng tôi
giải phóng tổ quốc xong để bị treo cổ.
Viện đại úy Hoa Kỳ đã bắt đầu nản chí. Ông ta lại nhìn đồng hồ, châm
một điếu thuốc Lucky Strike :
- Không phải tôi đến đây vì điều đó. Tôi có bốn phận trả các anh về cho
Sô Viết. Và chỉ có thế thôi.