LỐI THOÁT CUỐI CÙNG - Trang 369

Eddy Thall ngồi ở trên Valises và đang nói đó là một Eddy Thall xa lạ,

hoàn toàn không phải Eddy Thall của sa mạc, của miền núi Oural, của
Varsovie hay của Stuttgart.

Aurel Popesco gợi ý:

- Tôi có cảm tưởng là các luật lệ tôn giáo làm cho đời sống ở đây nghẹt

thở. Một quốc gia văn minh không thể nào bị các giáo sĩ điều khiển được.
Một quốc gia đang có một hệ thống thủy lộ, một trung tâm điện lực, vô số
thiết lộ và tàu bè không thể nào cho phép mọi công dân chắp tay trước ngực
đọc kinh mỗi ngày thứ bảy như là luật lệ tôn giáo đòi hỏi được. Chỉ được
như thế nếu dân tộc Do Thái hoàn toàn là một dân tộc giáo sĩ. Lúc mà họ đã
trở thành công dân của một quốc gia văn minh, họ phải từ bỏ những tục lệ
tôn giáo cũ kỹ không thể nào thích hợp với đời sống hiện đại được nữa.

Eddy Thall phản đối ngay:

- Không, hành đạo theo đúng từng câu kinh vô lý thật đó, nhưng mà

đáng kính; lúc đầu, tôi cũng nghĩ là vô lý nếu người ta bảo rằng không được
vắt sữa bò vào ngày thứ bảy vì tôn giáo cấm điều đó. Nhưng bây giờ tôi đã
thấy điều đó hợp lý. Tai hại là tôn giáo không đủ sức để buộc người ta theo
đúng mọi điểm khác.

Vì tôn giáo đã cứu rỗi dân tộc Do Thái từ ngàn năm nay. Luật lệ của tôn

giáo đó khó khăn thật, đó là luật lệ đầy đọa, nhưng lại rất ích lợi.

- Nhưng bây giờ đã hết cảnh đày đọa đó rồi, tại sao lại áp đúng luật lệ

lưu đày cho những kẻ đã có một tổ quốc.

- Dân tộc Do Thái luôn luôn bị lưu đày dù đã có một tổ quốc. Chỉ chừng

hai triệu người Do Thái trở về Palestine, nhưng con chừng mười triệu người
còn lang thang. Làm sao ông có thể bảo là đã hết cảnh lưu đày? Chúng tôi
sẽ thay đổi luật lệ quốc gia nầy lúc mà mười triệu người Do Thái đó không
còn bị lưu đày đây đó nữa. Nhưng chưa phải là bây giờ, ông là kẻ ở ngoài,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.