cả». Cùng với các môn học La tinh, sử địa, mẹ đã dạy con bắn súng, phóng
dao, xử dụng súng liên thanh, mẹ đã hãnh diện vì con. Chờ đợi mãi tổ quốc
vẫn chưa được giải phóng và cho đến năm 20 tuổi con vẫn chưa hề đặt chân
lên quê hương. Đó là niềm khao khát nhất của đời con.
Milostiva tiếp lời:
- Tất cả những kẻ bị lưu đày đều hy vọng một ngày nào đó sẽ trở về với
quê hương, đó là một niềm khao khát thiêng liêng. Mẹ đã không hề ân hận
khi nuôi con trong tin điều của tự do, của lòng yêu quê hương, của ý thức
độc lập quốc gia. Và mẹ vẫn hãnh diện đã giáo dục con trong những tình
cảm thiêng liêng đó.
Milan hỏi thêm:
- Mẹ có nhớ chuyến du lịch đầu tiên của chúng ta ở La Mã khôngnhỉ?
Thật con ngạc nhiên vô cùng. Trong tất cả các xứ ở Âu Châu mà gia đình ta
đã buớc chân đến, chúng ta chỉ biết có nhọc nhằn và khổ sở.
Ở các phòng trong khách sạn, mẹ vừa phải đánh máy những tiểu luận
cho báo chí, những biên bản những buổi họp, vừa phải làm bếp, giặt rửa.
Đời sống chúng ta ở đâu cũng thế cả, Bá Linh, Ba Lê, Hung gia lợi, Berne,
Genève, Sofia, Bucarest, đâu đâu cũng chỉ là những phòng trọ cùng những
cuộc họi họp bí mật. Mẹ phải giặt áo quần, đánh máy, nấu khoai tây. Thế
mà bỗng nhiên, chúng ta du lịch sang La Mã. Ở một căn biệt thự lộng lẫy,
tiêu pha rộng rãi, xe hơi đón rước, lính hộ vệ bên mình. Rồi báo chí, người
giúp việc đầy đủ. Mẹ có nhớ những điều đó không nhỉ? Mussolini đã mời
Zadom cộng tác với phát xít. Người Anh, chủ nhân ông của mẹ, đã bảo với
mẹ rằng đó là một lời mời không nên từ chối. Họ muốn Zadom hợp tác với
phát xít để họ lấy tiền của Phát xít mà phụng sự cho quyền lợi của Anh
quốc trong biển Balkans.
Milostiva ngắt lời: