đã cho đăng một bài nổi tiếng trong tờ Tạp chí của Paris, tháng tư 1953 với
nhan đề “Cuộc rút lui của một ngàn con người”. Tôi trích ra đây một vài
đoạn:
“Quân Việt minh không bắn và lúc đó Bigeard hiểu ra vì sao bọn họ để
yên cho đơn vị đồn trú tiếp đón vui vẻ đại đội của Gia Hội. Bọn họ muốn
có một trận đại thắng. Nhưng Bigeard không hề nói gì, kể cả với Tourret.
Anh là người chỉ huy và giữ kín những lo lắng cho riêng mình.
“Liệu anh ta có hơi bực bội trong thời điểm đó không? Liệu anh ta có
quát to để giữ được im lặng trong lúc bước chân của số người ở Gia Hội
làm cho sỏi đá lăn xuống dốc phát ra tiếng động? Rất có thể là không. Đó
không phải là tính cách của anh ấy. Trên khuôn mặt trơ lì của Bigeard, cần
phải nắm bắt được cái tia sáng ngắn ngủi loé lên trong đôi mắt anh, tia sáng
của những niềm vui và những nỗi buồn đau khổ. Ngoài tia sáng đó, mọi thứ
khác đều bất động. Đó không phải là vì anh ấy không có cảm xúc gì mà là
vì anh ấy biết cách chỉ huy.
“… Trong những ý kiến của Bigeard, có một câu nói thường hay lặp lại.
“Các anh nhìn chúng tôi với cái gậy giữ thăng bằng đặt trên hai vai ư?...”
Đây là dấu hiệu nhục nhã của thời kỳ bị giam giữ và những công việc mà
người ta thực hiện khi bị bắt làm tù binh của Việt minh. Bigeard bị ám ảnh
bởi cái hình ảnh này. Anh đã cố tìm cách thuyết phục tôi tin rằng khi dẫn
dắt tiểu đoàn của mình tiến về sông Đà, anh chỉ có nghe theo một nỗi sợ
hãi. Nhưng mà nếu thế, trái ngược với một mệnh lệnh, vì sao anh đã chờ
đợi những người của đồn Gia Hội? Vì sao buổi sáng ngày 20 tháng mười,
anh vẫn còn cứ chờ đợi những chiếc máy bay Morane có nhiệm vụ chuyển
số thương binh đi. Đỉnh cao nhân cách của con người này chính là ở chỗ
đó. Anh không bỏ mặc bất kỳ một ai. Anh không nghĩ cho cá nhân mình
trước tiên mà là nghĩ tới những người khác. Ở trong con người anh, mọi
việc bắt đầu từ cái đó và tiếp diễn theo cái đó. Nếu như anh đã đợi đến tận
13 giờ rồi mới rút đi, đó không phải là vì anh đã giành được một chiến