thắng trong đêm. Dù cho anh đã kìm chân quân đối phương trước các khẩu
đại liên của mình, dù cho anh không nhận được sự chi viện của chiếc máy
bay B.26 đã xuyên được qua màn sương mù che kín các quả đồi, thì anh
vẫn cứ đợi. Và khi anh tin chắc là những chiếc Morane sẽ không tới hạ
cánh ở Tú Lệ, anh chỉ để lại sau lưng mình những người chết, trên những
ngọn núi khói lửa, sau khi đã tổ chức ở từng đại đội lễ bồng súng chào họ
theo nghi thức quân sự. Anh hạ lệnh cho từng trung đội cuốn tròn các
thương binh lại trong những chiếc dù và khiêng đi, chỉ mãi tới lúc đó, anh
mới chỉ huy đơn vị rút đi.
“Cha tuyên uý đã ở Iại trong cuộc vượt đèo, trong đêm 20 rạng ngày 21
tháng mười, trong lúc đó Bigeard giúp cho các thương binh nhắm mắt.
Posuerunt me custodem... Người vệ sĩ không nao núng, đó là Bigeard, và
chính anh là người bao giờ cũng có mặt ở vị trí nóng bỏng nhất, đi tập hậu,
cùng với đại đội phải chống đỡ thường trực sức tấn công của quân Việt,
trong lúc đó Tourret điều độ cuộc hành quân và bố trí các đội xung kích bảo
vệ trên các quả đồi.
“Trong văn phòng của anh, phía trên lò sưởi, có một lá cờ nửa đen, nửa
đỏ với dòng chữ thêu kim tuyến vốn là câu châm ngôn của tiểu đoàn dù số
6, kể từ ngày thành lập “Ai dám đánh thì đánh thắng!” Người ta bảo rằng
đó là câu của Bigeard. Người ta lại còn có thể tin rằng khẩu hiệu đó được
sáng tác vì nhu cầu của sự nghiệp. Nhưng mà không. Đối với Bigeard, câu
khẩu hiệu ngắn gọn, có phần nào sáo rỗng đó trở nên thật đơn giản nhưng
quyết liệt, sắc sảo và lạnh lùng như một lưỡi dao găm”.