MARTIN EDEN - Trang 421

Trong cổ họng ta không còn lời ca

Ta đã hát hết rồi

Ta đã hát xong lời ca

Đàn kia để xuống bên ta."

Maria không thể chịu được lâu nữa, chị vội quay về bếp lò, múc đầy

"súp" vào bát, lấy muôi vét ở trong nồi ra rất nhiều thịt thái nhỏ và rau.

Martin nhỏm dậy, ngồi lên và bắt đầu ăn, cứ húp được một thìa gã lại

an ủi chị Maria rằng gã không nói mê đâu và cũng không ốm sốt gì cả.

Sau khi chị Maria đi rồi, gã ngồi buồn bã ở thành giường, hai vai

thõng xuống, gã ngơ ngác nhìn quanh với cặp mắt lờ đờ không thấy gì hết,
mãi đến khi tờ giấy bọc rách của tờ tạp chí gửi đến từ buổi sáng mà vẫn còn
nằm nguyên chưa được bóc ra, làm lóe lên một tia sáng trong trí óc tối đặc
của gã. Đó là tờ "Parthenon," gã nghĩ như vậy, tờ "Parthenon" số tháng tám,
và hẳn là phải có bài "Phù du." "Giá mà Brissenden còn ở đây mà nhìn thấy
nhỉ?"

Lật giở từng trang tờ tạp chí, bỗng gã dừng lại. "Phù du" đã được

đăng, với cái đầu đề lộng lẫy, mép bài thơ được trình bày theo kiểu
Beardsley, một bên đầu bài thơ là ảnh của Brissenden, một bên là ảnh của
Ngài John Value, đại sứ Anh. Trong lời nói đầu của tòa soạn có trích dẫn
lời của Ngài John Value nói rằng ở Mỹ không có nhà thơ, và tờ "Parthenon"
đã đăng bài "Phù du" như muốn nói: "Thưa Ngài John Value, ngài hãy xem
đây!" Cartwright Bruce được coi là nhà phê bình lớn nhất nước Mỹ, và
người ta đã trích dẫn câu ông nói cho rằng "Phù du" là một bài thơ lớn nhất
từ xưa đến nay ở Mỹ. Và cuối cùng lới nói đầu của người chủ bút kết luận
như thế này:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.