Đôi khi gã liếc nhìn các tờ tạp chí, các tờ báo để xem bài thơ "Phù du"
đã bị rầy khổ như thế nào. Nó đã được hoan nghênh. Nhưng mà hoan
nghênh cái kiểu gì không biết. Mọi người đều đọc và mọi người đều tranh
luận xem nó có thực là thơ không. Những tờ báo địa phương hàng ngày nêu
vấn đề, và hàng ngày có những cột đăng những bài phê bình có tính chất
học thuật, những bài xã luận hài hước và cả những bức thư đứng đắn của
độc giả nữa.
Helen Della Delmar (được công bố rùm beng là một nữ sĩ vĩ đại của
nước Mỹ) đã cự tuyệt không để cho Brissenden có một chỗ ngồi bên cạnh
mình trên con Pegasus 2, cô ta viết cơ man nào là thư cho công chúng
chứng minh rằng Brissenden không phải là nhà thơ thẩn gì cả.
Tờ "Parthenon" ra số sau, tự tán tụng mình đã gây được một dư luận
sôi nổi, một mặt thì cười nhạo Ngài John Value, một mặt thì bóc lột cái chết
của Brissenden bằng một lối buôn bán vô cùng bất nhân. Một tờ báo hàng
ngày đã tăng số phát hành lên tới mức kinh khủng, một nửa triệu số, đăng
một bài thơ độc đáo thanh thoát của Helen Della Delmar cười nhạo
Brissenden. Cô ta cũng chính là thủ phạm một bài thơ thứ hai trong đó cô ta
nhại Brissenden.
Martin nhiều lần thấy sung sướng vì Brissenden đã chết. Brissenden
vô cũng căm ghét quần chúng, và đây, tất cả cái tốt đẹp nhất, thiêng liêng
nhất của anh, đã bị ném cho quần chúng. Hàng ngày người ta vẫn tiếp tục
mổ xẻ Cái Đẹp. Bất cứ một thằng ngốc nào trong nước cũng đua nhau đưa
bài in bừa bãi, đem cái tôi khô xác nhỏ bé của nó trôi nổi trước công chúng
trên cái vĩ đại như sóng cồn của Brissenden. Một tờ báo viết: "Cách đây ít
lâu, chúng tôi nhận được thư của một độc giả, ông đã viết một bài thơ
giống như bài thơ đó, duy có điều là hay hơn." Một tờ báo khác, hết sức
trang nghiêm đã trách Helen Della Delmar về bài thơ nhại của cô ta: "Chắc
chắn rằng cô Delmar viết bài đó trong một lúc bông đùa và tỏ ra thiếu sự
kính trọng mà một nhà thơ lớn cần phải có đối với một nhà thơ khác, có thể