Tôi đoán là bạn vẫn đang tiếp tục đọc chứ chưa dừng lại hoặc buồn nôn
vì không chịu nổi lời khuyên của tôi về việc bỏ tất cả mọi thứ vì sếp. Bước
tiếp theo là hãy hứa ít và hoàn thành nhiều. Để hiểu nguyên lý này, hãy
nhìn sếp bạn theo hai hướng: thứ nhất, là nguồn thẩm định và tiến cử năng
lực quan trọng nhất của bạn. Bạn không bao giờ muốn hoàn thành ít việc
đối với một người quan trọng như vậy.
Thứ hai, như là một khách tham quan Disneyland. Bạn có biết rằng tất cả
những tấm biển báo chỉ dẫn bạn phải chờ bao lâu để chơi một trò chơi trong
Disneyland đều nói quá thời gian lên không? Lúc đó, khi đến lượt bạn chơi
trước thời lượng phải đợi, bạn sẽ là một khách hàng hạnh phúc.
Nếu bạn đang tự hỏi tôi có đang khuyên bạn lừa phỉnh sếp mình, thì câu
trả lời là đúng như vậy đấy. Chính xác hơn là, nếu có thể, hãy đặt mục tiêu
mà bạn chắc chắn 120% sẽ hoàn thành chỉ trong 80% thời gian cho phép.
Người nào hứa ít nhưng lại làm nhiều thì mê hoặc hơn những người
khác. Chớm thành công và nỗ lực tối đa chỉ hợp với bọn nhóc tì, phim ảnh,
đua ngựa và lựu đạn. Trong mọi trường hợp khác, một là bạn hoàn thành
công việc, hai là không.
Tạo khuôn mẫu cho công việc
Trong bài blog “3 điều làm cho sếp tôn thờ bạn”, Scot Herrick giải thích
sức mạnh của việc tạo khuôn mẫu công việc để làm hài lòng sếp
. Khi
nhận nhiệm vụ từ sếp, hãy nhanh chóng hoàn thành một phần nhỏ của việc
đó và yêu cầu sếp phản hồi.
Điều này cho phép sếp bạn sớm điều chỉnh hướng đi của công việc -
nâng cao tỷ lệ bạn sẽ giao cho sếp đúng thứ bà ta cần. Hơn nữa, sếp sẽ nghĩ
bạn “năng động”, thay vì kiểu nhân viên “không biết làm việc cho đúng”.
Cũng nên thảo luận về các phương án thực hiện công việc trong giai
đoạn sớm sủa này. Khuôn mẫu công việc của bạn đang đi theo một hướng,
nhưng có thể có chọn lựa khác tốt hơn. Việc hình thành khuôn mẫu công
việc là chất xúc tác giúp người ta suy nghĩ về nhiều phương án khác.