MIẾNG NGON HÀ NỘI - Trang 102

kỳ, tỉ mỉ bao nhiêu thì họ vẫn thường tưởng tượng càng ngon miệng bấy
nhiêu.

Trí tưởng tượng của người ta ẻo ọe y như người đàn bà trẻ đẹp: chiều thì

thích, mà quên đi một chút thì “mặt lưng mày vực” ngay...

Chính cũng vì lẽ đó, có nhiều ông ở nhà quê làm dựa mận ngon chết đi

được rồi, mà vẫn không chịu ăn ngay, lại còn cầu kỳ muốn cho nó phải
“đông” mới thú. Mà ở nhà quê, thường thường không có tủ ướp lạnh thì
mới biết làm sao đây? Đừng lo. Người sành ăn uống cầu kỳ cũng như người
ghiền a phiến vậy.

Dựa mận mà xong đâu đó cả rồi, không đụng tới mà cho vào trong một

cái hũ, bịt kín lại, lấy dây thép quấn chặt rồi trát bùn ở ngoài, lẳng xuống
đáy ao một ngày một đêm mới vớt lên. Chao ôi, có cầu kỳ một chút kể cũng
bõ cái công vất vả! Ăn miếng dựa mận đông đó, nó tỉnh người ra như con
sáo sậu, ông Ba ạ. Lạ miệng, bùi, ngầy ngậy, thơm thơm...

Quái lạ đến thế là cùng! Thịt chó chất nóng, “sốt” thì lạnh, hai cái mâu

thuẫn đó, ngồi mà nghĩ tưởng chừng như không thể nào dung hòa được với
nhau; ấy thế mà ngờ đâu nó lại y như thể là đại số học vậy; hai cái “trừ”
cộng với nhau thành ra “cộng”, lựa là cứ phải một âm và một dương!

Có người đã nói thức ăn ngon mà chỗ ăn không ngon, không ngon; chỗ

ăn ngon mà không khí không ngon, không ngon; không khí ngon mà không
có bè bạn ăn ngon cũng không ngon. Câu đó đúng. Nhưng tôi muốn thêm
vào “Tất cả đều ngon, nhưng ăn ngon mà không đúng thời tiết cũng không
ngon nốt”.

Lắm lúc ngồi nhắp một chén rượu tăm cất ở Tây Hồ, thưởng thức một

mình một đĩa tái chấm muối tiêu, chanh, ớt, tôi vẫn thường nghĩ hình như
trời sinh ra thịt chó là để ăn riêng ở Bắc Việt, chứ không phải ở bất cứ đâu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.