MIẾNG NGON HÀ NỘI - Trang 106

MIẾNG NGON HÀ NỘI

MIẾNG NGON HÀ NỘI

Vũ Bằng

Vũ Bằng

www.dtv-ebook.com

www.dtv-ebook.com

Chương 15: Tiết Canh, Cháo Lòng

Chương 15: Tiết Canh, Cháo Lòng

Tôi không biết ý cô Bảy ra sao, nhưng cái món cháo tiết của “các chú”

bán rong ở ngoài đường, ăn với “dồi chau quảy”, tôi không thể nào
“thương” được. Đã đành rằng đôi khi lạ miệng, cắt vài miếng “dồi chau
quảy” cho vào cháo thì cũng “dễ ăn” thực đấy nhưng cháo là thứ cháo nào
kia, chớ đến cái cháo tiết cái thứ cháo bắt chước cháo lòng một cách vụng
về cứng nhắc đó, thì ăn vào không những không thể ngon lành mà lại còn
mang tiếng lây cả đến “dồi chau quảy” nữa.

T

Cái gì mà lại có thứ cháo loãng thờ, loãng thệch nước đi đàng nước, cái

đi đàng cái, lềnh bềnh mấy miếng tiết, cháo và tiết rời rạc, đuểnh đoảng như
“ông chẳng bà chuộc” vậy!

Không, cháo lòng phải là một cái gì khác thế, lạ lùng, huyền bí và lâm ly

hơn nhiều lắm. Nhưng khoan đã, sao ta lại có thể nói tới cháo lòng trước
khi nói tới tiết canh, lòng lợn? Lòng lợn, tiết canh và cháo lòng là một tam
đầu chế, thiếu một thứ thì mất cả sự nhịp nhàng, tiết tấu, vì thế, nói tới cháo
lòng, phải nói đến lòng lợn, tiết canh, mà nói có thứ tự, vì ba thứ đó không
tha thứ sự vô trật tự.

Nghĩa là muốn thưởng thức ba thứ đó, người ta cần phải ăn có trật tự,

tôn ti, ăn cho đúng phép, chớ món đáng lý ăn trước mà lại ăn sau, món đáng
lý ăn sau mà lại dùng trước thì “hỏng kiểu” hết, không thành ra cung bực,
mà lại còn làm mang tiếng cả lòng lợn, tiết canh, cháo lòng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.