MIẾNG NGON HÀ NỘI
MIẾNG NGON HÀ NỘI
Vũ Bằng
Vũ Bằng
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Chương 16: Hẩu Lốn
Chương 16: Hẩu Lốn
Có phải ở trong Nam người ta gọi món đó là “sà bần” không?
C
Không ai bảo cho tôi biết tại sao người ta lại kêu như thế. Tôi cứ gọi nó
là “hẩu lốn”. Chiều tháng Chạp, trời hơi lành lạnh, một mình thơ thẩn đi
trên các nền đường xa vắng, nhìn vào nhà người thấy cơm canh bốc khói
dưới đèn, tôi thường nhớ đến món “hẩu lốn” ngày nào...
Tất cả buổi chiều đương vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh, mà chợt
nhớ đến món hẩu lốn như thế, thì lòng mình tự nhiên ấm áp hẳn lên, nhưng
sau đó lại trầm trầm thêm một chút, rầu rầu thêm một chút. Là vì mình lại
tương tư miếng ngon Hà Nội mất rồi!
Thực là kỳ lạ: cũng thuộc vào loại hẩu lốn, Tàu có “tả pín lù” Tây có
“lâm vố”, mà ở đây thì có “sà bần”; ba thứ này, cũng như hẩu lốn, đều do
các thứ ăn đổ lộn lại với nhau nấu chín lên, nhưng tại sao ăn vào tôi vẫn
thấy có một cái gì “khang khác”, không làm cho mình mãn nguyện hoàn
toàn?
Thưởng thức “tả pín lù”, công phu lắm. Muốn cho thực đủ vị, phải có
cá, tôm, mực, gà, lợn, bào ngư, hầu sì, bong bóng... mỗi thứ gắp một miếng
nhúng vào trong nước dùng, rồi gia thêm cải bẹ xanh, cải soong, hành hoa
để cả cuộng, rưới nước dùng vào bát mà ăn, chính lúc các món ăn đương
nóng. Ai muốn có nhiều đản bạch tinh cho mạnh, thì đập thêm một cái
tròng đỏ trứng gà vào. Trứng sống, rưới nước dùng sôi lên trên, chỉ một lát