MIẾNG NGON HÀ NỘI - Trang 16

đỏ sẫm như hoa lựu... ba bốn thứ màu sắc đó cho ta cái cảm giác được
ngắm một bức họa lập thể của một họa sĩ trong phái văn nghệ tiền tiến dùng
màu sắc hơi lố lỉnh, hơi bạo quá, nhưng mà đẹp mắt.

Trên tất cả mấy thứ đó, người bán hàng bây giờ mới thái thịt bò từng

miếng bày lên.

Đến đây thì Tráng vẫn không nói năng gì, nhưng tỏ ra biết chiều ý khách

hàng một cách đáng yêu.

Ông muốn xơi chỗ thịt nào cũng có: vè, sụn nạm, mỡ gầu, mỡ lật, vừa

mỡ vừa nạc, vừa nạm vừa sụn, thứ gì anh ta cũng chọn cho kỳ được vừa ý
ông - miễn là ông đến xơi phở đừng muộn quá.

Ăn phở chín thì như thế là xong, chỉ còn phải lấy nước dùng và rắc một

chút hạt tiêu, hay vắt mấy giọt chanh (nếu không là tí dấm).

Nếu ông lại thích vừa tái vừa chín thì trước khi rưới nước dùng, anh

Tráng vốc một ít thịt tái đã thái sẵn để ở trong một cái bát ôtô, bày lên trên
cùng rồi mới rưới nước dùng sau.

Thế là “bài thơ phở” viết xong rồi đấy, mời ông cầm đũa. Húp một tí

nước thôi, đừng nhiều nhé! Ông đã thấy tỉnh người rồi phải không?

Nước dùng nóng lắm đấy, nóng bỏng rẫy lên, nhưng ăn phở có như thế

mới ngon. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay cái cay của
gừng, cay cái cay của hạt tiêu, cay cái cay của ớt; thỉnh thoảng lại thấy
thơm nhè nhẹ cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái thơm của rau
thơm, thơm dìu dịu cái thơm của thịt bò tươi và mềm... rồi thì hòa hợp tất
cả những vị đó lại, nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm
dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên, không có chất gì là hóa học...
không, ông phải thú nhận với tôi đi: “Có phải ăn một bát phở như thế thì
khoan khoái quá, phải không?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.