MIẾNG NGON HÀ NỘI
MIẾNG NGON HÀ NỘI
Vũ Bằng
Vũ Bằng
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Chương 7: Bánh Xuân Cầu
Chương 7: Bánh Xuân Cầu
Ngấy ơi là ngấy! Chân giò ninh với măng khô này: bánh chưng nhân mỡ
phậu này; thịt kho tầu và giò thủ này... bao nhiêu thứ đó nghĩ cũng đã ngán
đến tận mang tai rồi, mình cứ tưởng không tài nào nuốt được. Nhưng...
nhưng thịt mỡ là đặc điểm của ngày Tết cùng với dưa hành, câu đối, bánh
chưng, có lẽ nào lại không ăn? Ăn chớ! Ăn “kỹ” chớ! Thì lạ thay, mồng một
Tết ăn vào ngon đáo để, sang ngày mồng hai, vẫn ăn như thế lại thấy ngon
hơn hôm mồng một, và đến ngày mồng ba, ăn lại ngon hơn cả ngày mồng
một và mồng hai!
N
Thế là tại làm sao? Tết ở Bắc Việt thực quả là kỳ lạ! Đi trên những con
đường nắng cháy ở miền Nam, nghĩ đến mưa xanh rét ngọt ở miền Bắc dạo
này người xa nhà tự hỏi:
“Ờ nhỉ, sao cùng là thịt mỡ ngày Tết, mà thịt mỡ ở Bắc ăn mãi không
thấy ngán, còn ở đây ăn hai miếng rồi, bắt ăn miếng thứ ba thì cổ đứ ra
không nuốt được? Có lẽ tại cái mỡ ở Nam nó khác ở Bắc chăng? Hay tại
trời ở Bắc rét, thân thể cần nhiều ”nhiên liệu" để đốt, nên mỡ là một yếu tố
cần thiết, vì thế ta ăn vào không thấy ngán?". Có lẽ giải thích như thế thì
khoa học lắm. Nhưng dầu sao... tôi vẫn không chịu, vì tôi tin rằng ở Bắc
Việt, ngày Tết người ta ăn bao nhiêu đồ mỡ cũng không thấy ngán, ấy chỉ là
vì ngày Tết ở đó có bánh xuân cầu để cho ta nhắm thôi.
Bây giờ ở đây, ngồi thưởng thức chiếc bánh phồng to như cái sàng, quết
bằng nếp với đường, vào một buổi đầu năm, ai là người còn nhớ đến cái