MIẾNG NGON HÀ NỘI - Trang 58

Sự xuất hiện của con rươi vào mấy ngày trong tháng Chín và tháng

Mười đó phù hợp với một câu vè mà người ta dùng để đố nhau:

Con gì bé tí tì ti.

Mình đi dưới đất, bóng đi trên trời.

Một năm mấy bận đi chơi,

Đi thời lở đất, long trời mới yên?

Thật ra, sự xuất hiện của con rươi quả là có chịu ảnh hưởng của thời tiết

thật - muốn nói cho đúng thì phải nói là chịu ảnh hưởng của tuần trăng.

Nguyên rươi là một giống hải trùng, sinh sống bằng những con bọ vi ti

dưới biển. Vào những dịp trăng thượng huyền, tháng Giêng, tháng Hai,
nước biển rút xuống: những con rươi đẻ trứng ở ruộng; trứng đó ở cách sâu
dưới đất chừng bốn, năm mươi phân. Vào tuần trăng hạ huyền, nước biển
dâng cao, tràn vào các ruộng; trứng rươi nở ra con rồi nhô ở dưới đất lên và
dứt ra từng đoạn như hầu hết các giống sâu bọ khác.

Mỗi một đoạn là một con rươi. Nhưng không phải tất cả các đoạn còn ở

lại. Con rươi có đặc điểm là nếu ta chặt đầu nó đi, mà có nước biển thuận
tiện cho nó sống thì nó lại sinh ra đầu khác, chặt đuôi nó thì nó lại sinh ra
đuôi khác.

Vào những ngày mùng 5 tháng 9, 25 tháng 10, tháng 9 đôi mươi, tháng

10 mùng 5, là những ngày nước thủy triều dâng lên, những con rươi chui ra
khỏi mặt đất (người ta gọi là nứt lỗ rươi) chính là để sống cuộc đời, tình ái.

Những cánh ruộng gần bể lúc đó đầy rươi: con cái bụng căng lên những

trứng, thèm khát ái tình như giống vật đến ngày “con nước”, không thể ngồi
yên một chỗ, phải nhởn nha đi dạo chơi trong ruộng (và có khi quá chân đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.