cả ra sông), cũng như tiểu thư đi “bát phố” để kiếm kẻ giương cung bắn cho
một phát tên... tình!
Còn công tử rươi cũng nhân dịp đó trưng bảnh với chị em, tha hồ mà tán
tỉnh, tha hồ mà gạ gẫm, nhưng “họ” không phải mất công gì cho lắm, vì
rươi cũng như mình hiện nay có cái nạn... trai thiếu, gái thừa. Mười con
rươi cái thì mới chỉ có một con rươi đực mà thôi: con đực chạy chung
quanh rươi cái, lượn lờ uốn éo; con rươi cái, xúc động tâm tình, bài tiết
những cái trứng ra ngoài.
Con rươi đực cũng như con cá đực, rạo rực cõi lòng cũng tiết ra một thứ
nước để bao bọc lấy những trứng đó của con rươi cái... rồi lại đi tìm một
mối tình duyên khác mới hơn, nhưng chưa chắc đã lạ hơn.
Kết cục là con rươi đực chết (kiếp nam nhi có mong manh!) nhưng có
một điều an ủi là đã để lại cho đời một kỷ niệm: những cái trứng chìm sâu
xuống đất để sang năm lại sinh ra một lũ rươi con, nối dõi tông đường, lo
việc hương khói nhà rươi và cũng là để làm một... món ăn đặc biệt cho
những khách sành ăn nơi Bắc Việt.
Khoảng thời gian trong một năm mà giống rươi từ dưới đất nhoi lên để
làm nhiệm vụ ái tình, chính là quãng đời hoa mộng nhất trong kiếp con rươi
vậy.
Nhưng đau đớn là cuộc hôn lễ ấy hoặc vừa cử hành xong hoặc đương cử
hành thì loài người đã đem những cái lưới riêng (gọi là xăm) hay những cái
vợt làm bằng vải mỏng vét cả đàn cả lũ cho vào thúng đem về.
° ° °
Rươi thường chỉ hiện về đêm, không lên ban ngày. Vì thế, người ta chỉ
bắt rươi về ban đêm. Muốn cho dễ dàng công việc, người ta - nhất là về
vùng Hải Dương, Đông Triều - thường đốt đèn, đốt đuốc lên để bắt rươi;