nhập khẩu lương thực từ nước ngoài về gián đoạn, nên Chính phủ đã giảm
lượng phân phối. Vì vậy, từ nửa sau cuộc chiến tranh cho đến ngày bại trận,
toàn thể đất nước Nhật Bản rơi vào nguy cơ khan hiếm lương thực trầm
trọng.
Trong tình trạng như vậy, các làng thôn đảm đương nhiệm vụ sản xuất
cũng trở nên kiệt quệ. Do luật quản lý lương thực nên nhà nông phải có
nghĩa vụ bán gạo cho Chính phủ đương thời, gọi là “cung xuất”
. Số
lượng gạo phải bán được quy định trước dựa trên số lượng thu hoạch của
ruộng. Cho dù nguồn lao động chính phải sung vào quân ngũ thì số lượng
gạo phải cung xuất không vì thế mà giảm đi. Sự giảm thiểu nguồn phân bón
do nhân lực không đủ và đường thông thương bị phá hoại cùng sự khan
hiếm các máy móc nông cụ trầm trọng khiến các vùng nông thôn cũng bị
ép đảm đương quá khắc nghiệt. Kết quả là việc sản xuất trở nên không ổn
định.
Ví dụ như vào năm 1941 (năm Chiêu Hòa thứ mười sáu), diện tích
canh tác lúa nước là 3.011.000 héc-ta, thì đến năm 1944 còn 2.852.000 héc-
ta, đến năm 1945 rơi xuống còn 2.798.000 héc-ta. Thêm vào đó, do thời tiết
không thuận lợi nên chỉ số tình hình canh tác là 67, lượng thu hoạch lúa
nước là 5.823.000 tấn. Thời đó thu hoạch mỗi năm khoảng 9.000.000 tấn,
đến năm cuối cùng của cuộc chiến tranh thì số lượng giảm sút rõ rệt chỉ còn
hai phần ba.
Mùa hè của năm mất mùa đó, chiến tranh kết thúc.
Ngày 15 tháng 8, người Nhật biết được cuộc chiến tranh thất bại qua
đài phát thanh, Thiên Hoàng chấp nhận tuyên bố Potsdam. Các thành phố
trên toàn Nhật Bản bị thiêu cháy; ở Okinawa, đánh nhau trên đất liền khiến
nhiều người dân hy sinh, rồi thành phố Hiroshima và Nagasaki đã chịu hai
quả bom nguyên tử. Việc kết thúc chiến tranh quá chậm trễ đã khiến số
người hy sinh nhiều như vậy.