— Ê, ông Kênan.
Tất cả mọi người có mặt trong phòng họp đều sửng sốt và ngớ ra. Nhưng
ông người Đức một lúc sau lại nhắc lại mấy lần, giọng tỉnh bơ: “Ê, ông
Kênan…”.
Ngài Kênan rất khó chịu về sự thân mật không đúng lúc ấy, nhưng ông ta
vẫn cố kìm mình không để sự bực tức lộ ra trên nét mặt. Có lẽ ông ấy nghĩ
rằng ai đó dạy người Đức một cách sai lầm, Nhưng từ hôm đó người ta lén
gọi ông tổng giám đốc là “Ngài Kênan Ê”.
Ông khách của chúng tôi kể câu chuyện buồn cười đến nỗi không ai là
không cười ngặt nghẽo. Cười nhiều và to nhất vẫn là Fatos, cứ như là nó
hiểu hết ấy. Một ông khách nhận xét:
— Đúng là chúng ta đã quen miệng đi mất rồi. Tôi không thể nói một
câu nào mà thiếu “Ê…” hoặc “Này…”.
Ba tôi hoàn toàn tán đồng với khách và để thêm vui, ba cũng kể góp một
câu chuyện tương tự. Đó là chuyện xảy ra ở nhà máy ba tôi làm việc cũng
khá lâu rồi. Hồi đó có một kỹ sư người Mỹ được mời đến để chỉ huy lắp ráp
và cho chạy một số máy móc mới nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nhà máy,
mọi người đã quen nói với nhau một câu khá tục tĩu. Tối hôm ấy ba tôi đã
nói nhỏ cho mọi người nghe, nhưng bây giờ tôi không tiện viết ra đây chắc
bạn cũng thừa biết câu nói đó. Ở nước ta trong trường học, người đường
phố vẫn nghe thấy câu ấy đấy. Chắc bạn đoán ra được rồi.
Vì nghe nói đi nói lại nhiều lần quá nên người Mỹ đã thuộc lòng tiếng
Thổ Nhĩ Kỳ. Ông ta hỏi ba tôi xem câu nói đó có nghĩa là gì. Ba tôi phần vì
ngượng không dám nói thật, phần vì chẳng biết dịch sang tiếng Anh thế
nào, nên hơi lúng túng. Sau một lát suy nghĩ ba tôi đành bịa ra một lời giải
thích, rằng câu nói ấy dịch sang tiếng Anh là “Thank you” (cám ơn).
Người Mỹ ngạc nhiên, tròn xoe mắt:
— Thật thế ư? Người nước ông văn minh thật, có giáo dục thật! Thế mà
người ta vẫn bảo rằng ở châu Á chỉ có người Trung Quốc là lịch sự, còn ở
châu Âu thì người Anh lịch sự nhất. Người Thổ Nhĩ Kỳ đã hơn hẳn mọi dân
tộc lịch sự nhất trên thế giới. Người ta có thể cám ơn nhau về bất cứ việc gì
kia mà. Trong đời mình, tôi đã đi nhiều nước, song chưa ở đâu tôi thấy