CẦN PHẢI ĐỌC MỘT BÀI THƠ NHƯ THẾ
NÀO?
I
stanbun 20-1-1964
Zeynep thân mến!
Làm sao tôi lại quen con người nổi tiếng bạn đã kể trong thư được? Tôi
có cần phải nhắc lại những lời giáo huấn, những câu nói hay ho của ông ta
về lòng yêu nước cho bạn nghe nữa không? Tôi còn nhớ hết đấy, bạn ạ.
Trong phần tái bút ở cuối thư, bạn viết: Từ nay về sau, khi nghe bất cứ ai
diễn thuyết như vậy tôi sẽ không khóc nữa! Ồ, chẳng phải thế đâu bạn ạ.
Bạn sẽ vẫn khóc như thường. Tôi đảm bảo như vậy đấy! Bạn không thể
không chảy nước mắt được. Cũng như một người đang thái hành ấy mà,
người đó dù cố gắng đến mấy vẫn phải chảy nước mắt. Tôi nghe mấy anh
lớn học trung học gọi đó là phản xạ không điều kiện đấy. Bạn phải biết là
lời nói của một số người có tác dụng như hành làm chảy nước mắt vậy. Tôi
nói thế do kinh nghiệm bản thân chứ không phải nghe ai đâu. Trên đài phát
thanh của ta có một xướng ngôn viên nói giọng rất hay. Mỗi lần nghe ông ta
nói là tôi lại cảm động chảy nước mắt. Một hôm ngồi nghe đài mà nước mắt
tôi cứ chảy giàn giụa, ba tôi thấy vậy, ngạc nhiên hỏi:
— Người ta nói gì mà con khóc ghê thế hả Acmét?
Đến tận lúc đó, khi nghe ba hỏi, tôi mới chợt nhận ra rằng tôi có chú ý
nghe người phát thanh viên nói gì đâu. Tôi không hiểu bài đọc trong
chương trình phát thanh nói gì, thế mà tôi vẫn khóc. Nghe có vẻ vô lý quá,
nhưng sự thật là như vậy đấy bạn ạ. Tại sao lại thế, tại sao tôi khóc? Tôi đã
suy nghĩ nhiều về điều đó để tìm câu trả lời thắc mắc. Không phải ý nghĩa
lời nói, cũng chẳng phải những từ ngữ ông ta nói ra, mà chính giọng nói của
ông ta làm tôi phát khóc. Tôi tin rằng giai điệu trầm bổng của giọng nói có
tác dụng giống như mùi hăng hăng xộc vào mắt, mũi của hành đã làm ta