MỌI ÔNG BỐ ĐỀU ĐÃ TỪNG XẾP THỨ NHẤT - Trang 114

phải chảy nước mắt đấy.

Nếu bạn hỏi người đang thái hành: “Tại sao anh khóc?” Và nếu bạn hỏi

tôi câu đó lúc nghe người phát thanh viên nói trên đài thì chắc chắn bạn sẽ
được nghe một câu trả lời giống nhau.

Có lần tôi theo ông nội đến nghe giảng kinh ở một nhà thờ Hồi giáo.

Thầy trợ tế ở đó đọc một bài kinh bằng tiếng Ả Rập với giọng đều đều,
buồn buồn. Ông nội tôi vừa nghe đọc kinh đã khóc sụt sùi. Cảnh nhà thờ
buồn bã lại nghe ông nội tôi khóc làm tôi cũng phải khóc theo. Lúc ra về tôi
hỏi ông nội:

— Ông ơi, ông biết tiếng Ả Rập đấy à? Sao nghe thầy tế đọc kinh ông

khóc ghê thế?

Ông tôi thật thà trả lời:
— Đâu có, cả ông lẫn thầy tế đều không biết tiếng Ả Rập…
— Thế tại sao ông khóc?
— Làm sao mà không khóc được hả cháu? Cháu không nghe thấy thầy

tế đọc kinh sao?

Những lời lẽ mới buồn và hay làm sao!…
Nói đến đó, nhớ lại đoạn kinh đã nghe, ông nội tôi lại tiếp tục khóc, thế

mà có khi đoạn kinh đó lại chẳng buồn chút nào vì có ai biết nghĩa là gì
đâu. Người nghe đã vậy người đọc không hiểu nghĩa là gì mới buồn chứ.

Đến nay tôi vẫn còn nhớ lần đi nhà thờ ấy.
Còn có một chuyện khác nữa. Buổi tối ở đường phố nhà tôi thường có

một người bán hàng rong. Anh ta bán rau quả lúc nào cũng ráng hết sức mà
rao hàng cho to. Lần nào nghe anh ta rao bán hàng, tôi cũng mủi lòng, buồn
đến phát khóc được. Giọng trầm của anh ta vang rất xa:

— Bắp cải đâ… ây… ây.
— Cà rốt, khoai tây, hành tây đây… ây
— Táo, nho tươi đây…
Có gì mà phải khóc khi nghe những tiếng rao ấy nhỉ? Ấy thế mà tôi cứ

giàn giụa nước mắt khi nghe tiếng rao đó đấy, thế có lạ không.

Ở trường, có lần thầy giáo tôi bắt buộc cả lớp phải ngâm những bài thơ

với giọng rung động, diễn cảm rất lạ. Bạn có biết bài thơ trong sách tập đọc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.