đâu… Mấy người bạn của ba tôi kêu lên.
Thầy Natij New mắc bệnh cận thị nặng. Dù đã đeo đôi kính rất dày, ông
cũng không nhìn rõ những vật cách xa vài mét. Thế nhưng ông lại rất khó
tính trong khi cho điểm các bài kiểm tra. Lần thi kiểm tra học kỳ môn hóa
năm ấy, có học sinh đã bắt 5-6 con bọ xít để dành trong một bao diêm mang
vào lớp. Sau khi thầy ra đề bài, một học sinh giỏi hóa đã giải hoàn chỉnh bài
làm và viết vào các băng giấy rồi buộc vào chân các con bọ. Khi được thả
ra, do sức nặng của các băng giấy, các chú bọ xít không bay xa được mà
bay chuyền từng đoạn ngắn. Như vậy, hầu như tất cả những ai muốn “cóp”
bài đều làm được. Thật là quá dễ dàng cái công việc tóm bắt một chú bọ xít
có băng giấy buộc ở chân! Sau khi chép xong, bạn lại thả ra cho người khác
chép tiếp. Mọi người đang mải mê làm công việc thích thú ấy thì cửa lớp
xịch mở. Thầy hiệu trưởng vào lớp kiểm tra việc học tập và thi cử của học
sinh. Một chú bọ láo toét, không nể nang gì ông hiệu trương, lượn mấy
vòng rồi đậu ngay trước mặt ông…
Mentin sốt ruột quá, vội vàng hỏi ba tôi:
— Rồi sau ông hiệu trưởng có nói gì không ba?
Như còn xúc động trước sự kiện đã xảy ra bao nhiêu năm rồi, ba tôi trả
lời:
— Có một học sinh suýt nữa thì bị đuổi vì thầy hiệu trưởng bắt được
đang chép bài… khó khăn lắm cậu ta mới được tha thứ, nhưng vẫn bị cảnh
cáo…
Ba tôi nói thêm:
— Cuối cùng anh ta vẫn thoát nạn… Các anh có biết không, bây giờ anh
ta là giáo sư đại học đấy.
Một ông khách ý chừng thấy cần lịch sự mời ông nội tôi tham gia câu
chuyện nên đã đề nghị:
— Thưa cụ, khi cụ còn là học sinh, ở trường cụ người ta có “cóp” bài
không ạ?
Ông nội tôi nghiêm chỉnh trả lời:
— Ồ, là học sinh, ai chẳng có một lần phải chép bài trong đời mình…
Rồi ông tôi kể cho cả nhà nghe chuyện xảy ra ở kỳ thi vấn đáp môn hóa.