là “Đứng núi này trông núi nọ”. Chỉ sau khi xa cách một cái gì đó từng thân
thiết đối với ta rồi ta mới biết giá trị thật sự của nó. Như vậy, đẹp hơn hết
thảy vẫn là ngôi nhà yêu quý của ta!
Tiếp đó, thầy đọc một câu chuyện có danh từ “nhà” và bắt đầu hỏi về
ngữ pháp:
— Em Huseyin, danh từ “nhà” trong câu này thế nào?
Huseyin từ đầu giờ học vẫn ngồi yên lặng ở bàn cuối lớp, chìm đắm
trong đau khổ riêng. Bị gọi bất ngờ, nó bối rối đứng dậy, ngơ ngác chẳng
biết nói gì. Thầy giáo nhắc lại câu hỏi:
— Tôi hỏi em “nhà” ra sao?
Cậu bé tưởng thầy giáo quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của mình, trả
lời mà nước mắt rưng rung:
— Thưa thầy, không tốt lắm ạ…
Thầy giáo vẫn chưa hiểu ý nó, vẫn vặn hỏi về ngữ pháp:
— Thầy hỏi em “nhà” ra sao? Nó ở trong tình trạng nào
thầy rõ.
Huseyin vẫn tiếp tục nghĩ là thầy quan tâm đến nó, nhưng có lẽ, nó
không muốn nói về hoàn cảnh nhà túng bấn trước cả lớp, vì thế giọng nó
như muốn khóc:
— Tình trạng nhà không tốt lắm ạ, thưa thầy không tốt tí nào ạ.
Thầy giáo vẫn cố gắng hỏi tiếp:
— Tình trạng nào mà không tốt? Em nói rõ ra xem nào?
— Ở nhà em chẳng có lúc nào tốt ạ… Mà ngày hôm nay thì lại càng tồi
tệ, càng xấu hơn…
Chắc chỉ có mình tôi hiểu ý Huseyin muốn nói gì. Các bạn khác tưởng
Huseyin nói lộn nên chúng nó cười.
— Tại sao nó không tốt hả em?
Huseyin không làm sao được đành nói lộ ra tí chút:
— Bởi vì… bởi vì… - Giọng nó run run, khó khăn lắm nó mới nói thêm
- Bởi vì chủ nhà đuổi cả nhà em ra ngoài đường… bởi vì ba mẹ em không
còn gì để trả tiền thuê nhà nữa…