trường trung học bạn, thấy điệu múa Trung Quốc hay hay, cô giáo dạy nhạc
của chúng tôi bèn học và bắt chúng tôi phải tập để trình diễn.
Chúng tôi tập điệu múa Trung Quốc ấy giữa những giọt nước dột nhỏ từ
trên mái xuống, giữa những xô chậu để la liệt trên sân khấu. Cô giáo dạy
nhạc giận dữ:
— Các em đừng có nhảy bổ lên như thế! Đây có phải là điệu nhảy
“Jeibec”
đâu. Múa Trung Quốc, múa phương Đông bao giờ cũng phải
nhẹ nhàng, uyển chuyển…
Tôi cố gắng làm những động tác dịu dàng, chậm rãi. Nhưng bởi vì đã
quá quen thuộc với các nhịp nhanh, mạnh mẽ ở các điệu nhảy của chúng ta
nên tôi rất hay quên và thỉnh thoảng dậm chân rầm rập:
— Acmét, em đừng có nhảy bổ lên như vậy… Múa Trung Quốc phải
chậm rãi…
Cô giáo đánh đàn piano làm nền cho chúng tôi múa. Nhưng nào tôi có
giữ được nhịp điệu, tôi lại bước sai và nhảy lên hùng hục. Cô giáo cáu tiết,
định chạy đến để uốn nắn thì giữa đường vướng phải một xô nước, ngã lăn
ra sàn. Nước trong xô đổ lênh láng cả sân khấu, chúng tôi phải lau mãi mới
tiếp tục tập được. Sau đủ mọi tai nạn như thế, gần tối cô giáo mới để cho
chúng tôi nghỉ, tuy cô chưa hài lòng lắm…
Đêm biểu diễn, tất cả chúng tôi ai cũng rất hồi hộp. Màn đồng ca đầu
tiên có 50 học sinh lên sân khấu. Chúng tôi chen chúc nhau nhìn qua kẽ
phông màn: hội trường chật ních người, làm đứa nào cũng vừa vui thích
vừa lo lắng. Mở màn, chúng tôi chào mừng khán giả bằng bài quốc ca hùng
tráng. Sau đó chỉ còn lại các học sinh lớp Một và lớp Hai ở trên sân khấu:
Chúng nó hát bài “Ngày 23 tháng 4, chúng em tràn ngập niềm vui”. Bài hát
kết thúc, ở trong hậu trường chúng tôi thấy khán giả vỗ tay, nhiệt tình cổ vũ.
Nhưng thấy cô giáo nhạc chẳng vừa ý chút nào. Khi lũ nhóc vào phía
trong, tôi nghe cô ấy mắng chúng nó:
— Đồng ca kiểu gì thế hả? Tôi dạy các em thế à? Dàn đồng ca có hai bè
mà tôi nghe thành mấy chục bè, mỗi người một giọng… Thật đến xấu hổ!
Đến lượt điệu múa Trung Quốc, chúng tôi ra sân khấu. Bọn con gái mặc