cả những gì mà em đã học từ đầu năm đến nay…
— Vì sao vậy? - Ông hiệu trưởng ngạc nhiên quá hỏi lại.
— Thầy giáo mới yêu cầu chúng em như thế ạ. Thầy giáo đã nói với
chúng em: “Hãy quên đi tất cả những gì các em đã học với cô giáo cũ!”.
Ông hiệu trưởng chưa tin hẳn, gọi tiếp tôi và hỏi:
— Em hãy nói xem ai đã tìm ra con đường biển để đi đến Ấn Độ!
Mặc dù bình thường tôi rất nhớ tên ông này, nhưng lúc đó không hiểu vì
sao tôi lại ngây ra như tượng ấy. Đemir nói “Em quên rồi ạ” là do nó cố tình
làm vậy, còn tôi thì đúng là không tài nào nhớ ra nữa:
— Thưa thầy em đã quên rồi ạ… - Tôi ấp úng trả lời.
Ông hiệu trưởng nhìn thầy giáo mới một lúc lâu qua cặp kính rồi bỏ đi
không nói thêm lời nào. Còn thầy giáo tôi thì tiếp tục giảng bài như chẳng
có chuyện gì xảy ra.
— “Chúng ra trở lại thời đại vua Selin, như thế là…”. Ra chơi, mấy đứa
bạn bảo tôi và Đemir: “Chúng mày làm thế là đúng, thầy chẳng bảo chúng
ta thế là gì”. Nhưng tôi thì rõ ràng là không chú ý, mà quên tên người đó
thật.
Chưa hết đâu bạn ơi, tôi còn khổ vì chuyện này. Ít lâu sau ở trường tôi có
đêm liên hoan văn nghệ với cha mẹ học sinh. Trong chương trình có tiết
mục ngâm thơ của tôi, bài thơ do chính tôi làm. Cô giáo cũ, nhân một bài
giảng về khoa học thường thức, đã chỉ cho chúng tôi thấy lợi ích của con
cừu: nó cho sữa, cho mỡ, thịt ăn rất ngon, lông làm len, da thuộc làm áo,
đóng giày, cả xương cũng có thể bón phân được… Sau bài học đó, tôi cảm
hứng viết bài thơ như sau:
Con cừu
Cho mỡ đằng đuôi
Cho sữa ở vú
Có len tuyệt diệu
Để làm áo đông
Sừng làm tay cầm
Thịt ăn ngon, bổ
Da để đóng giày