- Tôi thật muốn viết một bài nói về anh trên báo “Sự thật”
Anh lơ là trả lời:
- Viết gì thì tùy anh...
Và bằng một giọng buồn ngủ, anh nói thêm:
- Có lẽ chả đáng viết đâu! Nếu lọt vào tay bọn Gơben
, thì chúng lại
xuyên tạc ầm lên là: Bọn Nga bắt cả những người què chiến đấu vân vân và
vân vân. Bọn phát xít rất quen làm ăn kiểu đó.
Một lát sau, anh đã ngáy. Riêng tôi, tôi ngủ không được. Câu chuyện tâm
tình kỳ diệu này đã làm tôi xúc động thật là sâu sắc, vì câu chuyện vừa giản
đơn mà vừa vĩ đại. Tôi nghĩ có lẽ đây chỉ là một truyện tiểu thuyết rất hay,
nếu chính người trong truyện lại không ở tại đây, đang nằm ngủ bên tôi và
nếu cặp chân giả của anh không nằm sóng sượt dưới đất ẩm ướt vì hơi
sương, bóng dáng nổi rõ trong ánh sáng mờ mờ của ban mai...
Từ đó, tôi không gặp Alếchxây Mêrétxép nữa, và ở khắp những nơi mà
chiến tranh tình cờ đã đưa tôi tới, tôi luôn luôn mang theo hai tập vở học trò
trong đó tôi đã ghi được, trước Oren, thiên trường thiên tiểu thuyết kỳ lạ
của người phi công ấy. Bao lần ngay giữa lúc chiến tranh, trong những giờ
rảnh, và sau này nữa, khi tôi băng qua những nước Âu châu giải phóng, tôi
đã bắt đầu viết lại truyện, nhưng mỗi lần, tôi phải ngừng lại, không viết
được nữa, vì tất cả những gì tôi có thể viết được đều thật là nhạt nhẽo so
với thực tế.
Và lần này, tại Nuyếche
, tôi có dịp được dự những phiên xử của Tòa án
quân sự quốc tế. Cuộc thẩm vấn Hécman Gơrinh gần dứt. Bị dồn tới cùng
trước những bằng chứng hùng hậu và trước những lời thẩm vấn của công tố
viên Liên Xô, tên quốc xã số 2 của Đức đã phải đành lòng mà nghiến răng
kể rõ, trước tòa án, vì sao trong những chiến trận kinh thiên động địa đã
diễn ra trên đất đai rộng lớn của tổ quốc ta, quân đội khổng lồ của bọn phát
xít, tới đó chưa hề thất bại lần nào, lại đã phải tan vỡ trước sức đánh của
Hồng quân Xô viết. Để chứng minh cho mình, Gơrinh ngước lên trời đôi
mắt sầu buồn:
- Đó là ý muốn của Chúa.