sở. Bị bắt làm tù binh trong cuộc giao chiến, đem về Athens làm nô lệ, nhờ
có người bỏ tiền ra chuộc nên được tự do, Phaedo trở thành môn sinh thân
thiết của Socrates. Khi sư phụ qua đời, Phaedo về quê lập trường dạy triết
học. Trước giờ thọ hình thân hữu gồm chín người Athens, ba người Thebes,
hai người Megara, hai người đang ở Aegina, Plato vắng mặt vì ốm, trong
số có Apollodorus là khác thường, nôn nao, nóng nảy, bộp chộp như đàn
bà. Tất cả đều trẻ tuổi, ham học, tham gia triết phái khác nhau, trừ Crito,
bố đẻ Critobulus. Lão nhân là chủ điền giàu có, cương trực, tử tế, lương
thiện, thẳng thắn nổi tiếng khắp thành quốc. Lão nhân là bạn già, chí thiết
của Socrates. Ba người Thebes là Phaedondas, Cebes và Simmias. Người
thứ nhất là đệ tử trung thành của Socrates, hai người kia là môn sinh của
Philolaus, một nhánh triết phái Pythagore. Trong đối thoại hai người
chuyện trò với Socrates, vì thế đàm luận mang bối cảnh và không khí
Pythagore. Tín lý triết phái thật khó miêu tả ở đây. Chỉ xin nói hết sức sơ
lược. Thuở đó tín lý phát triển rộng rãi và tách biệt theo chiều hướng khác
nhau. Có nhóm chỉ chăm chú vào việc thực hiện tôn giáo, có nhóm nghiêng
hẳn vào việc nghiên cứu toán học, có nhóm gồm Cebes và Simmias chỉ
quan tâm tới việc tìm hiểu ngoại giới. Dù thế nào, nếu không phải tất cả, đa
số đều bịn rịn với hai giáo lý giảng dạy trong trường phái nguyên thủy: linh
hồn chuyển sinh từ thể xác sang thể xác và nhận thức ở thế giới này là hồi
tưởng vật thể ở thế giới trước kia, thế giới lý tính, thế giới thực tại, thế giới
hình trạng. Tuy nhiên, dẫu khác biệt về kiến thức và tín ngưỡng, song số
người trong đối thoại đều xúc động cao độ trước việc kết án và quyết định
tử hình Socrates.
Người sau biết cuộc đời và triết lý của ông nhờ bốn nguồn tin đương thời:
(1) hí họa của kịch gia Aristophanes, (2) hồi ký Memorabilia và sáng tác
của văn gia Xenophon, (3) đối thoại của triết gia Plato, và (4) trước tác của
triết gia Aristote. Tuy thế, mỗi người tường thuật một cách, dữ kiện không
mấy giống nhau. Người nghe không rõ ai nắm bắt sự thật trong đời triết gia
khó hiểu. Người cuối cùng trong bốn tác giả vừa kể kể rằng Socrates là
người đầu tiên quy định định nghĩa và phương pháp quy nạp trong biện