Trước đây ít lâu ngô bối đã chẳng nói rồi sao khi linh hồn sử dụng thể xác
để tìm hiểu cái gì, dù bằng thính giác, thị giác hay giác quan nào, vì tìm
hiểu cái gì qua giác quan cũng là tìm hiểu qua thể xác, linh hồn bị thể xác
lôi kéo vào biên cương cái bất định, tới sự vật không bao giờ như thế nữa,
linh hồn lang thang, lạc lõng, lẫn lộn, choáng váng, như thể say sưa, chừng
nào còn tiếp xúc với sự vật bản chất tương tự?
Chắc vậy.
Nhưng [d] khi tự mình, chính mình tìm hiểu vấn đề, tự mình, do mình đi
vào thế giới tinh khiết, vĩnh cửu, bất tử, bất biến, vì tương tự, gần gũi, thân
thuộc, linh hồn ở với thế giới đó bất kể khi nào linh hồn là chính mình và có
thể làm vậy; linh hồn không còn lang thang, lạc lõng; linh hồn vẫn ở trạng
thái tương tự khi tiếp xúc với sự vật cùng loại, trạng thái của linh hồn lúc đó
gọi là nhận thức?
Miêu tả đúng và hay quá, tiên sinh, Cebes nói.
Lại xin hỏi: căn cứ vào những gì ngô bối nói trước đây, những gì ngô bối
nói bây giờ mà nhận xét, [e] trong hai loại vừa kể, theo quý hữu, linh hồn
giống và gần loại nào?
Thưa, tiện phu nghĩ, theo chiều hướng lý luận vừa kể, bất kỳ ai, dù là người
đần độn nhất đời, cũng đồng ý linh hồn hoàn toàn và tuyệt đối giống cái
luôn luôn tồn tại ở trạng thái bất biến hơn là giống cái không ở trạng thái
đó.
Thể xác thì sao?
Giống trạng thái kia.
Cũng nên nhìn linh hồn theo cách này. Khi linh hồn và thể xác hợp nhất,
theo lẽ tự nhiên [80a] cái này phục vụ và tuân theo, cái kia chỉ huy và cai
quản. Cũng từ phối cảnh đó, theo quý hữu, cái nào giống cái siêu nhiên, cái