như con người hằng thấy, cảnh xấu xa con người gánh chịu khi bị ốm đau
hoặc mất mát do thèm muốn quá độ chế ngự, [c] mà còn tạo nên cảnh xấu
xa khủng khiếp, cực kỳ con người không hay biết.
Thế nghĩa là thế nào hở tiên sinh? Cebes hỏi.
Nghĩa là thế này. Khi cảm thấy vui khủng khiếp, buồn tột độ, linh hồn con
người tức khắc và đồng thời nghĩ tới cái gây nên cảm giác như thế, bất kể
thế nào, đương nhiên phải hết sức rõ rệt và rất ư chân thực; sự thể không
phải vậy. Cái có tác dụng như thế chủ yếu là hữu hình, đúng không?
Chắc chắn.
Có phải trong trạng thái như thế [d] linh hồn hầu như hoàn toàn gắn bó, hòa
nhập với thể xác không?
Sao lại thế?
Vì vui nào, buồn nào, sướng nào, khổ nào, thú nào, đau nào cũng như chiếc
đinh ghìm chặt linh hồn vào thể xác, trao cho linh hồn bản chất có tính cách
xác thịt, rồi hàn chặt hai cái với nhau. Vui đó, buồn đó, sướng đó, khổ đó,
thú đó, đau đó biến linh hồn thành hữu hình, cho nên linh hồn tin những gì
thể xác nói đều là thật. Vì chia sẻ niềm tin và lạc thú với thể xác trong cùng
thứ, bản nhân nghĩ, không thể trở thành như thể xác về cung cách và lối
sống, nên linh hồn không bao giờ có thể đi xuống âm phủ trong trạng thái
tinh khiết. Khi rời bỏ ra đi linh hồn luôn luôn tràn đầy thể xác, do vậy
chẳng mấy chốc lại rơi vào thể xác khác, nảy nở, phát triển làm như đã
được gieo trồng trong thể xác đó. [e] Vì vậy linh hồn mất hết giao hợp với
cái siêu nhiên, cái tinh khiết, cái bất biến.
Điều tiên sinh nói đúng vô cùng, Cebes đón lời.
Đó là lý do tại sao người yêu chuộng hiểu biết chân thật biểu lộ tự chế và
can đảm, không phải lý do đa số người đời thường tưởng. Hay quý hữu nghĩ