động lắc lư từ lòng Trái Đất, chuyển động là do nguyên nhân tự nhiên như
sau: lòng Trái Đất có vực lớn khác thường xuyên qua từ phía này sang phía
kia. [112a] Khi nói tới chỗ này Homer miêu tả: Tận đáy âm phủ xa tít mù
tắp như bầu trời cách xa mặt đất. Chỗ khác thi hào cùng thi sĩ nhiều vô kể
gọi là đáy địa ngục. Sông đều đổ vào vịnh này rồi lại chảy ra; mỗi
sông mang theo bản chất trái đất đúng chỗ lúc chảy qua. [b] Lý do vì sao
sông đổ vào rồi lại chảy ra khỏi đáy địa ngục ấy là khối lượng chất lỏng
không có đáy vững hoặc nền đặc để ngưng tụ; vì thế chất lỏng lắc lư, nhô
lên tụt xuống như sóng nước, do lắc lư đó không khí hoặc hơi thở dao động
tương tự, vì tất cả đi theo chất lỏng qua lối thoát sang phía bên kia trái đất,
rồi quay trở lại chỗ này. Y như khi con người thở, không khí vào ra, hơi thở
ở tiến trình thở ra, hít vào liên tục, bởi thế trong trường hợp này cũng vậy,
hơi thở lắc lư với chất lỏng tạo thành luồng gió mãnh liệt và khủng khiếp
khi đi vào rồi đi ra. [c] Vì thế lúc hối hả rút tới chỗ ngô bối gọi là vùng
thấp, suối trong lòng trái đất dồn đổ vào phần này và đổ đầy ắp. Thế rồi lúc
từ vùng đó đổ lại đây, nước lại tràn ngập các suối, suối chảy qua mạch
ngầm, len lách tìm đường tới nhiều vùng khác nhau, tạo thành biển, hồ,
sông và suối. Từ đó nước lại chảy ngầm dưới đất,[d] có dòng lượn quanh
nhiều vùng vừa rộng vừa sâu, có dòng uốn khúc ít vùng đã hẹp lại nông, rồi
chảy ngược lại đổ hết vào đáy địa ngục, có dòng ở chỗ đổ xuống thấp hơn
rất nhiều ở chỗ tuôn ra, có dòng chỉ cách nhau chút xíu, song tất cả đều ở
mức thấp. Có dòng trái phía, có dòng cùng phía, có dòng uốn éo thành vòng
tròn như con rắn một hoặc nhiều lần quanh trái đất, đổ xuống càng lúc càng
thấp, cuối cùng vòng lại đáy địa ngục. Từ mỗi phía dòng nước có thể đổ
xuống trung tâm, [e] nhưng không qua phía bên kia, vì phần này đối diện
dòng sông chảy từ hai phía đều dốc.
Còn nhiều sông nữa lớn rộng đủ loại, trong số có bốn sông đáng kể; sông
lớn nhất chảy phía ngoài trái đất thành vòng tròn mệnh danh sông Đại
Dương; đối diện và chảy ngược chiều là sông Đau Buồn, không những chảy
qua nhiều vùng tiêu điều, ảm đạm mà còn len lách sau khi vào lòng đất
[113a] lần đường tới hồ Bến Mê, nơi đa số linh hồn người chết tụ tập, sau