NGÀY CUỐI TRONG ĐỜI SOCRATES - Trang 29

hước vừa châm biếm vừa sôi nổi ông hoàn toàn tách khỏi thực trạng chua
chát. Cuối cùng ông nói ước gì Euthyphro vui lòng chỉ giáo cho biết lòng
sùng đạo chân thực là thế nào, ông sẽ nói với người cáo buộc ông đã trở
thành đệ tử đạo sĩ uyên thâm và sẽ sống cuộc đời tốt đẹp hơn. Nhưng đúng
lúc đó không có lòng nào định nghĩa bất kể cái gì, gạt phăng câu chuyện
sang bên, vội vàng cất bước, Euthyphro hạ giọng: “Thôi, để khi khác, tiên
sinh, vì bây giờ mắc hẹn cần kíp, bỉ nhân phải đi tức thì.”

Diễn tả chủ đề trong đối thoại tác giả dùng chữ hosiotês, tiếng Pháp là
piété, tiếng Anh là piety, tiếng ta là sùng đạo, nghịch nghĩa là anosiotês,
impiété, impiety, báng bổ, bất kính, vô đạo. Dịch thế không hề sai, song
chưa hẳn đúng; lý do là sinh hoạt văn hóa thời xưa cũng như ngôn từ biểu
thị sinh hoạt như thế ở vùng đất đó đã khác sinh hoạt văn hóa thời nay. Bởi
vậy có dịch giả người Anh dịch là holiness hàm ý moral correctness, chính
trực về mặt đạo đức. Trong chuyện này tiếng ta có thể hiểu theo ba trường
hợp: đối với tôn giáo là mộ đạo, đối với luân lý gia đình là hiếu thảo, đối
với cư xử xã hội là chính trực, ngay thẳng. Tính từ hosion trước hết nghĩa
là hiểu biết nghi thức chính xác về cầu nguyện, tế sinh, thứ đến nghĩa là
thực hiện lễ nghi (như Euthyphro xác định trong 14b). Tuy thế Euthyphro
lại sử dụng chữ đó theo nghĩa rộng biểu thị thái độ sùng đạo và theo nghĩa
đó chữ đó tương đương với chữ chính trực, thẳng thắn (chữ công bình trong
Cộng Hòa), cung cách cư xử làm đẹp lòng thần linh. Hơn nữa, trong khi
triển diễn, đối thoại cho thấy điều đang bàn không phải luân lý tổng quát,
mà là đạo đức đặc biệt. Đàm luận bắt đầu từ quyết định của Euthyphro truy
tố bố đẻ vì đã giết người phi pháp trong trường hợp không mấy phức tạp.
Dù sao bất kể trường hợp thế nào giết người cũng là việc làm ô uế, đòi hỏi
phải xử sự thận trọng nếu muốn duy trì liên hệ tốt đẹp với thần linh; điều
Euthyphro quan tâm trước hết là giải quyết vụ việc theo quan điểm bản
thân am tường lễ tiết tôn giáo, thể thức tu hành. Gia đình chê trách vì đưa
bố đẻ ra tòa ấy là vì gia đình không hiểu thần luật quy định như thế nào đối
với sùng đạo, báng đạo (4e) dị giáo hay tà đạo (heresy). Trả lời thân nhân
như thế là có ý phủ nhận quan niệm rộng rãi về sùng đạo như xử sự chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.