chết người ngoài xa lạ.
E. Nực cười, tiên sinh ơi, vì tiên sinh nghĩ có khác biệt nếu nạn nhân là
người ngoài xa lạ hoặc người nhà quen thuộc. Mình chỉ nên để ý điểm duy
nhất sát thủ hành động đúng hay sai. Nếu sát thủ hành động đúng, mình
không đụng tới, [c] trái lại nếu sát thủ hành động sai, mình sẽ truy tố, dù
rằng sát thủ ăn cùng mâm, ở cùng nhà với mình. Ô uế ở đâu cũng là ô uế
nếu tiên sinh biết mà vẫn sống với người như thế, không thanh tẩy tội ác
khỏi bản thân, không xả uế đương sự bằng cách đưa đương sự ra trước công
lý. Đương sự là người làm của bỉ nhân, làm mướn kiếm ăn. Khi gia đình bỉ
nhân khai thác nông trại ở Naxos, đương sự là nông bộc. Một hôm trong
cơn say nổi giận, mất trí, la quát gia nhân đương sự cắt cổ nô lệ phục vụ
trong nhà! Vì thế thân phụ bỉ nhân trói tay cột chân ném xuống rãnh sâu,
sau đó sai người tới đây tìm vị diễn giải giáo luật hỏi xem phải làm thế nào.
[d] Suốt thời gian đó ông không nghĩ tới hoặc để ý mà bỏ mặc đương sự trói
tay cột chân, vì là kẻ giết người, nếu đương sự có chết, chuyện cũng không
hề chi. Nào ngờ đương sự chết thật. Đói, lạnh, trói cột như thế đương sự
chết trước khi người đi hỏi ý đạo sĩ trở về. Đó là lý do tại sao thân phụ và
thân nhân bỉ nhân nổi giận: vì nhân danh kẻ sát nhân bỉ nhân truy tố bố đẻ
can tội giết người, mặc dù hai bên khẳng định thứ nhất thực ra ông không
giết kẻ đó, và thứ nhì dù có giết chăng nữa, kẻ đó cũng không đáng quan
tâm mà kiện cáo, bởi bề gì kẻ đó cũng là tên sát nhân. [e] Hai bên đều cho
rằng con truy tố bố vì tội giết người là báng đạo, đó là hành vi bất hiếu.
Nhưng, tiên sinh ơi, hai bên không hiểu thần luật quy định thế nào đối với
sùng đạo và báng đạo.
S. Dù thế, trước dung nhan Chúa tể, Euthyphro, cho bản nhân hay, quý hữu
có thực sự tin tưởng quý hữu am tường thần luật, sùng đạo, báng đạo, và
hiểu biết chính xác nên khi chuyện như thế xảy ra, như quý hữu nói, quý
hữu không sợ phạm tội báng đạo khi đưa bố đẻ ra tòa hay sao?