báng đạo. Bởi thế bây giờ nhân danh Chúa tể bản nhân kêu gọi quý hữu nói
cho hay điều quý hữu vừa khẳng định quý hữu hiểu rõ mười mươi, quý hữu
nói sùng đạo, báng đạo là thế nào, [d] cả hai liên hệ tới sát nhân cùng liên
hệ khác ra sao? Có phải sùng đạo trong mọi hành động tự nó tương tự với
chính nó, và có phải báng đạo trong mọi trường hợp ngược với sùng đạo,
song tương hợp với chính nó, nói khác đi, những gì coi là báng đạo đều có
đặc tính điển hình, cá biệt đối với báng đạo không?
E. Hoàn toàn là vậy, đúng thế, tiên sinh.
S. Vậy xác định đi, theo quý hữu, thế nào là sùng đạo, và thế nào là báng
đạo?
E. Vâng, bỉ nhân nói sùng đạo là như việc bỉ nhân đang làm bây giờ: tố cáo
bất kể ai xử sự bất chính như sát nhân, trộm cướp đền thờ, hoặc tội ác tương
tự, dù người đó là cha, mẹ hay ai; [e] không tố cáo người như thế là báng
đạo. Vậy xin tiên sinh để ý chứng cớ lớn lao bỉ nhân sẽ nói tiên sinh hay
luật quy định rõ ràng, chứng cớ bỉ nhân cũng nói với người khác xử sự như
thế là chính đáng, không bao che, không hỗ trợ, không để mặc người báng
đạo, dù người đó là ai. Để ý sự thật hiển nhiên, chứng cớ rành rành. Người
đời không ngần ngại tin tưởng Chúa tể tuyệt hảo, chính trực hơn hết trong
hàng thần linh, [6a] đồng thời thừa nhận Chúa tể đã trói bố đẻ vì ông nuốt
con trai một cách bất chính, đến lượt con trai Chúa tể thiến bố đẻ vì lý do
tương tự. Ấy thế mà họ lại tỏ ra bất bình với bỉ nhân vì bỉ nhân tố cáo bố đẻ
khi ông làm điều bất chính, như vậy là họ tự mâu thuẫn khi đặt luật, về thần
linh thì nói thế này, về bỉ nhân thì nói thế nọ.
S. Euthyphro ơi, phải chăng đó là lý do tại sao bản nhân bị gọi ra tòa, vì
mỗi khi nghe ai đó kể chuyện như thế về thần linh bản nhân thấy khó lòng
chấp nhận? Và dĩ nhiên đó là lý do vì sao có người sẽ nói quan điểm của
bản nhân sai trái. Cho nên bây giờ nếu quý hữu vốn thành thạo vấn đề như
thế mà cũng tin tưởng chuyện như vậy, [b] bản nhân nghĩ chắc hẳn người
như bản nhân cũng phải thừa nhận. Thử hỏi còn gì để nói khi công nhận