NGÀY CUỐI TRONG ĐỜI SOCRATES - Trang 9

Tình huống vừa kể là kết quả của cuộc bừng tỉnh dân tộc Hy-lạp bắt đầu ý
thức sau giấc ngủ triền miên. Phong trào mới sinh vừa là triệu chứng vừa là
nguyên nhân của sự trỗi dậy: phong trào là dấu hiệu hé lộ nhận định và phê
phán giá trị quá khứ đang phát triển; phong trào tỏ ý phản đối định chế và
đòi hỏi canh tân. Lịch sử văn học Hy-lạp trước thế kỷ VI TCN cho thấy tình
trạng phát triển của tinh thần nhận định và phê phán tương tự như tinh thần
thể hiện trong đời sống chính trị. Nét tươi trẻ, vẻ khách quan, đặc trưng biểu
thị dáng thơ ngây của tuổi niên thiếu, Homer miêu tả trong hai thi tập bất hủ
biến dạng dần dần; hàng ngũ thi sĩ bắt đầu bớt lạc quan, bớt yêu đời, mà trở
nên đăm chiêu, bi quan. Ngay trong Homer thỉnh thoảng ta cũng thấy suy tư
về đạo lý trước cung cách cư xử của con người, tính cách xuẩn động, rồ dại
của thế nhân, tình trạng nghèo khó, đau khổ của cuộc đời, tình trạng phù du,
tạm bợ của kiếp người, tình trạng tồi tệ, xấu xa của bất công, tàn ác. Trong
Hesiod (thế kỷ VIII TCN) nét phê phán và điểm yếm thế đậm màu hơn; tác
phẩm Ngày và Việc của ông là cuốn sổ tay đạo đức chê trách, chỉ trích thói
hư tật xấu của thời đại, đồng thời đề xướng ngạn ngữ đạo lý, nguyên tắc
thực tiễn sống ở đời, ca tụng đạo đức truyền thống, tiếc nuối đạo đức ngày
xưa thui chột, tàn phai. Giọng điệu châm biếm, thương tiếc thi sĩ thế kỷ VII
như Alcaeus (thế kỷ VI TCN) đảo Mytilene, Simonides (566-468) đảo
Ceos, Archilochus (650 TCN) đảo Paros thảng thốt mô tả cơ chế độc tài,
chê bai con người ti tiện, song thôi thúc con người can đảm gánh chịu số
phận, kết quả thế nào để thần linh quyết định. Tinh thần giáo huấn, bi quan
vẫn xuất hiện đậm nét trong thi ca thế kỷ VI; đời sống chính trị của dân
chúng biến thành đề tài tranh luận, trật tự mới bị chỉ trích thường xuyên hết
sức chua cay. Thuộc giai đoạn này là nhà văn ngụ ngôn Aesop (620-560) và
nhóm gọi là thi sĩ ngạn ngữ, Solon (638-558) thành Athens, Phocylides
thành Miletus, Theognis thành Megara, lời ngắn gọn, kín đáo, bí ẩn tiêu
biểu suy tư có tính cách đạo đức có thể xác định như triết lý đạo đức trong
thời kỳ phôi thai. Sự thật là, con người bắt đầu phân tích, nhận định cuộc
đời, không phải chỉ sống trong cuộc đời, mà suy tư, cân nhắc kỹ lưỡng về
cuộc đời, con người không còn bằng lòng góp tiếng nói với quan niệm
thông thường và đạo lý quen thuộc của nòi giống, trái lại sẵn sàng đưa ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.