thế giới. Tảng băng nằm ở một nơi nào xa xôi và người đàn ông băng vượt
qua ký ức của tảng băng đó để đến với tôi, đến với thế giới". Tôi hình dung
nhân vật đang miêu tả "kim quy tháp" của người đàn ông băng. Và con
người mãi cô đơn trong thế giới riêng mình, rợn ngợp, đi qua thế giới này
băng tuyết.
Trong văn Murakami, chủ đề thường cũ. Chỉ cách viết là mới lạ. Không
phải việc bị bỏ rơi trong thế giới băng là tiền đề hàng đầu của thuyết hiện
sinh sao? Con người hiện hữu trong thế giới chỉ để hiện hữu, không có một
căn nguyên nào; chính vì thế mà y lo âu, xao xuyến và cô đơn. Chiếc máy
bay định mệnh đưa ta đến vùng băng tuyết, rồi bỏ đi, mặc ta sống hết mùa
đông cuộc đời. Phải chăng đó là sự phi lý của Albert Camus? Nhân gian nói
cười một ngữ ngôn ta không hiểu. Ta không thể nhập cuộc. Chỉ có thể dấn
thân?
Nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục qua hình tượng bào thai. Ta cũng biết rằng
những thế hệ sau cũng cô đơn như người đi trước. Niềm cô đơn không mới
nhưng khác ở cách thể hiện. Mùa đông của cuộc đời cũng chính là "một
mùa địa ngục" của Arthur Rimbaud?
Một điều chúng tôi nhận thấy trong tác phẩm của Murakami là tình yêu
luôn gắn với tình dục. Nhưng ông viết về điều này một cách rất vô tư hồn
nhiên như thiền sư đắc đạo trong động điếm. Ai làm chuyện nấy. Ai làm
tình cứ làm còn ta tu cứ tu. Thiền chẳng qua cũng chỉ là một sự tập trung
cao độ, chuyên chú vào việc làm của mình. Khi đói thì ăn, khi lạnh thì mặc
áo. Theo Murakami, "tình dục cũng chỉ là một loại thể thao", và ông viết về
tình dục nhưng văn phong lại không mang dục tính. Trong Đĩa bay đáp
xuống Kushiro, nhà văn cho hai người vừa làm tình vừa lắc chuông leng
keng vì sợ gấu đến. Trong Rừng Na Uy, đôi tình nhân vào rạp xem phim
sex và lấy làm vui khi hình dung những chiếc "kim quy tháp" dựng đứng
lên. Chẳng có gì là cấm kỵ trong văn Murakami. Ngay từ "tác phẩm mẹ"
của nền văn học Nhật Bản là Genji monogatari, nữ sĩ Murasaki đã để nhân