những cửa hiệu của các hãng thời trang Valentino, Missoni, Saint Laurent,
Givenchy, Ferragamo, Armani, Cerutti, Gianfranco Ferré. Bị mê hoặc trước
những bộ đồ, nàng vơ hết tất cả những gì lọt vào mắt mình và Tony cứ lẽo
đẽo theo sau thanh toán hoá đơn. Anh thật sự lo lắng khi những con số nổi
trên thẻ tín dụng cứ tụt dầ, tụt dần.
Cơn sốt của nàng vẫn không thuyên giảm khi họ trở về Nhật Bản. Nàng
vẫn tiếp tục mua những bộ đồ mới, gần như là hàng ngày. Số lượng áo xống
trong số đồ riêng của nàng tăng vọt. Để chứa chúng, Tony phải dùng đến
vài cái tủ trưng bày lớn. Anh cũng làm luôn cả một cái giá để đựng giày của
vợ. Nhưng ngay cả như thế, vẫn không đủ chỗ cho tất cả mọi thứ. Và cuối
cùng, anh phải dành cả một căn phòng được thiết kế lại như một buồng
riêng mới cất được tất cả váy áo, giày dép của vợ. Trong căn nhà lớn của
mình, họ có những căn phòng dự trữ và tiền bạc không phải là vấn đề.
Thêm nữa, nàng trông rất lộng lấy trong những trang phục mà mình mua và
bao giờ nét mặt nàng cũng ngời lên hạnh phúc khi mua được một bộ đồ
mới, thế nên Tony quyết định không than phiền. Không ai là hoàn hảo cả,
anh nhủ thầm như vậy.
Tuy nhiên, khi số lượng quần áo của nàng đã trở nên quá lớn, đến mức
một căn phòng đặc biệt dành cho nó vẫn không đủ được thì Tony Takitani
bẳt đầu có chút nghi ngờ. Một lần, khi nàng đi vắng, anh đi đếm xem vợ
mình có bao nhiêu bộ váy. Anh ước tính rằng nàng có thể thay trang phục
hai lần một ngày mà vẫn không bị mặc trùng trong khoảng thời gian gần hai
năm. Nàng bận bịu mua đồ mới đến độ chẳng có thời gian để mặc chúng
nữa. Anh băn khoăn không hiểu liệu vợ mình có vấn đề gì về tâm lý hay
không. Nếu là như vậy, anh thấy cần phải có động tác để kìm hãm thói quen
của nàng lại.
Một buổi tối, sau khi ăn xong, anh quyết định nói lên điều khó nói ấy:
“Anh muốn em cắt giảm một chút chuyện mua sắm quần áo”, anh nói, “đó
không phải là vì vấn đề tiền nong. Anh không nói đến điều ấy. Anh không