Mỗi khi có người quê khác tới thì cả thôn đều coi đó là việc trọng đại,
nhà nhà tranh nhau đến xem.
Mất một lúc lâu, Lý Quả Nhi cũng nhớ được rõ ràng cái ngày tiên sinh
đến. Năm ấy, cha Lý Quả Nhi còn sống, đang lúc chạy vội về nhà tránh
mưa lớn thì gặp ba người này ở khe núi.
Tiên sinh cùng nương tử, một lão bộc tóc trắng lạc đường dưới mưa lớn.
Có vẻ như đã đi đường xa xôi, ba người đều lộ ra vẻ tiều tụy mệt nhọc.
Tiên sinh nhiễm gió lạnh, bệnh không nhẹ, chỉ bước đi thôi cũng cần nương
tử dìu.
Cha Quả Nhi được nhất cái lòng nhiệt tình, vừa nhìn thấy tiên sinh bị
bệnh liền dẫn bọn họ về nhà, tìm đại phu giỏi nhất trong thôn đến, cả đêm
đi đào thảo dược, cuối cùng cứu được tiên sinh.
Tiên sinh tự xưng họ Chiêm, vì tránh chiến loạn ở phương bắc nên dẫn
nương tử và lão bộc đến chỗ này.
Vị Diêu nương kia vừa nhìn đã biết là thiên kim nhà giàu, dù mệt mỏi
nhưng vẫn đẹp, nói chuyện rất có khí phái.
Lão bộc tóc trắng khỏe mạnh quắc thước, sức lực có thể so với nam tử
tráng niên.
Người trong thôn chưa từng nhìn thấy nhân vật phong thái như thế, già
trẻ lớn bé đều rất kính yêu họ.
Người được kính yêu nhất thì gọi là tiên sinh.
Lúc mới đến, tiên sinh mặc quần áo trắng, thần sắc tiều tụy vì bệnh
nhưng có một đôi mắt đen hơn núi, dung nhan cho dù có cho nghệ nhân
giỏi nhất cũng không vẽ ra được hết vẻ đẹp. Bất luận là nói chuyện với ai,