tiên sinh đều mỉm cười, nụ cười ấm áp như gió nam tháng tư, vậy mà trong
ánh mắt lại cứ ẩn hiện nỗi buồn miên man, tựa như vui rồi tựa như buồn
thương.
Sau khi tiên sinh khỏi bệnh, thân thể vẫn suy yếu, liền ở lại trong thôn
dưỡng bệnh.
Tới nay đã được bốn năm.
Người trong thôn giúp họ xây một căn nhà nhỏ. Nữ dạy Diêu nương cách
thêu thùa nấu nướng, nam giúp đưa củi lửa, lương thực; nhà ai giết lợn mổ
trâu cũng không quên đưa cho tiên sinh một phần… Mọi người đều một
lòng muốn tiên sinh ở lại.
Bởi vì, tiên sinh dạy chữ cho bọn trẻ biết đọc sách.
Mới đầu ở tại Lý gia, tiên sinh nhàn rỗi dạy chữ cho Lý Quả Nhi. Hàng
xóm xung quanh biết được cũng đưa con cái tới, một đồn mười, mười đồn
trăm, trẻ nhỏ đến cửa học mỗi ngày một nhiều.
Diêu nương rất yêu trẻ nhỏ.
Lúc tiên sinh dạy học trong nhà trúc, Diêu nương lẳng lặng ngồi ngoài
hiên may quần áo cho bọn nhỏ.
Trẻ nhỏ trong thôn quen nô đùa trèo leo, quần áo bẩn rách là chuyện bình
thường, người lớn cũng không thèm để ý, để mặc chúng thích làm gì thì
làm.
Nhưng tiên sinh thích sạch sẽ chỉnh tề, cùng là áo vải giày vải, nhưng ở
trên người tiên sinh thì hằng ngày không có chút bụi bẩn.
Mỗi ngày sau giờ Ngọ, bọn trẻ đến nhà trúc, Diêu nương luôn tươi cười
chia bánh ngọt cho cả đám, nhìn thấy đứa bé tay chân bẩn bụi đất, áo quần