“Nhưng không là ông thầy dở tệ?”
“Phải, nói thật tình, thầy rất hấp dẫn. Thầy cho chúng em thấy các sự kiện
ở một góc độ khác. Em không hề biết Henry VIII làm thơ – gửi Ann Boleyn
– một bài thơ tao nhã.
Chúng tôi nói chuyện một lúc lâu về các đề tài như The Ancient Mariner,
Chaucer
, các hàm ý chính trị đằng sau các cuộc thập tự chinh, các khảo
cứu về thời Trung cổ và theo Eustace, sự kiện đáng ngạc nhiên là Oliver
Cromwell cấm tổ chức lễ Giáng sinh. Tôi nhận thấy, đằng sau cái vẻ khinh
khỉnh và khá khó chịu Eustace là một người hay tìm hiểu và có đầu óc.
Rất nhanh, tôi bắt đầu hiểu duyên do sự khó tính của nó. Sự khó tính đó
không chỉ là một thử thách đáng sợ, mà còn là một thất bại và sự thoái hóa
ngay khi nó đang vui sống.
“Em phải học lớp mười một vào học kỳ tới – và em có ngôi nhà đầy màu
sắc, thế mà em phải ở nhà và học chung con bé hư đốn như con Josephine.
Nó chỉ mới mười hai tuổi.”
“Nhưng em đâu có học chung bài.”
“Dĩ nhiên là không, nó đâu làm nổi những bài toán cao cấp – hay tiếng
Latinh. Nhưng anh có muốn học chung gia sư với một đứa con gái không?”
Tôi tìm cách xoa dịu tính tự cao phái mạnh bị tổn thương của thằng nhỏ
bằng nhận xét rằng Josephine là một con bé rất thông minh ở tuổi của nó.
“Anh nghĩ thế sao? Em lại cho nó là một con nhóc chán chết. Nó khoái
như điên việc khám phá vụ án này – nó đi khắp nơi, chõ mũi vào bất cứ đâu,
viết quái gì trong cuốn sổ tay màu đen, và cho rằng nó đã biết được nhiều
điều. Đúng là một con nhỏ dở hơi,” Eustace khinh khỉnh nói.
Eustace nói tiếp:
“Vả lại, con gái không thể nào làm thám tử. Em đã bảo nó thế. Em nghĩ
mẹ có lý khi đưa Jo sang Thụy Sĩ càng sớm càng tốt.”
“Thế em không nhớ nó sao?”
“Nhớ một con nhóc vào tuổi ấy à?” Eustace cao ngạo nói. “Dĩ nhiên là
không. Ôi trời, nhà này đã đủ chuyện rồi! Mẹ lúc nào cũng hối hả ngược