xuôi London và bắt các biên kịch viết lại kịch bản cho mình, làm nhặng xị
kinh khiếp về những chuyện không đâu. Cha thì đắm mình vào các quyển
sách, đôi khi không nghe anh nói gì cả nếu anh nói chuyện với ông. Em
không biết tại sao em lại phải chịu đựng các bậc cha mẹ kỳ lạ như thế. Còn
bác Roger – luôn quá nhiệt tình khiến cho anh phải rùng mình. Bác gái
Clemency thì được, bác không quấy rầy ai nhưng đôi khi em thấy bác ấy hơi
gàn. Bà dì Edith không quá tệ, nhưng bà đã già. Mọi việc hơi tươi vui hơn từ
khi chị Sophia về nhà – mặc dầu có lúc chị ấy quá thẳng tính. Nhưng đây là
một ngôi nhà kỳ lạ, anh có nghĩ thế không? Khi có một bà nội kế trẻ gần như
bằng dì hay bằng chị cả. Thật nực cười!”
Tôi hơi thông cảm với suy nghĩ của Eustace. Tôi nhớ (một cách mơ hồ)
cái tính nhạy cảm thái quá của tôi hồi ở tuổi Eustace. Nỗi sợ hãi về sự xuất
hiện bất bình thường hoặc sự ra đi bình thường của những người bà con thân
thích.
“Còn ông nội thì sao?” tôi hỏi. “Em có thương ông nội không?”
Một biểu hiện kỳ cục lướt qua trên gương mặt Eustace. “Ông nội à,”
Eustace nói, “ông hoàn toàn ‘phi-xã hội’!”
“Như thế nào?”
“Ông không nghĩ gì khác ngoài mục tiêu lợi nhuận. Laurence nói việc đó
hoàn toàn sai. Ông là một người theo chủ nghĩa cá nhân vĩ đại. Tất cả mọi
việc đều phải đi theo hướng đó, anh nghĩ có phải không?”
“Đúng,” tôi nói, hơi thô bạo, “ông đã đi rồi.”
“Thực sự là điều tốt,” Eustace nói. “Không phải là em nhẫn tâm, nhưng
anh không thể vui sống ở cái tuổi ấy.”
“Ông không vui sao?”
“Đúng thế. Dù sao, đã đến lúc ông nên đi…”
Eustace dừng lời khi Laurence Brown trở lại phòng học Laurence bắt đầu
sắp soạn sách vở, nhưng tôi cảm thấy anh ta đang nhìn tôi qua khóe mắt.
Anh ta xem đồng hồ tay rồi nói: