của việc ném lựu đạn hay ném đá biểu tình, nhưng ít ra tôi cũng tôn
trọng họ bởi thứ họ muốn không phải những đồng tiền đem giấu
để tiết kiệm, không phải quyền lực mang ra sử dụng bừa bãi. Vậy
nhưng bạn của mẹ - những người từng được mẹ tự hào đưa vào sách,
những người cũng tự hào không kém rằng họ đâu chỉ là bạn bè mà
còn là đồng chí, giờ đây lại gọi cho mẹ nói những lời như vậy.
“Xã hội chính nghĩa là gì? Nếu vậy chỉ có mình con cậu thiệt
thôi!”
Cứ cho là họ đúng thì mẹ - người mà mỗi khi hồi tưởng thời trẻ
của mình lại một lần chìm trong quá khứ như những người sẵn sàng
tham gia cách mạng vì tổ quốc bị nước Mãn Châu
rộng lớn đô hộ
- lại có thể coi câu “Dù có mắc nợ cũng phải cho con vào một trường
không đáng xấu hổ ” là đúng đắn ư? Những lúc thế này tôi ghét
người lớn. Thỉnh thoảng bạn mẹ tôi đến thăm nhà dùng những từ
ngữ chuyên môn rồi trò chuyện rôm rả đến tận đêm khuya về
những điều đại loại như: xã hội này đang đi về đâu, giáo dục quốc
gia thế nào hay chính sách giáo dục ra sao. Nhưng một nửa số con
cái của họ đã đi Mỹ trước khi chúng lên cấp hai. Vậy mà họ vẫn tụ tập
và bày tỏ mối lo cho nền giáo dục nước nhà. Rốt cuộc những đứa
trẻ nhận nền giáo dục trong nước đó là ai? Không, đó không phải
vấn đề tôi cần quan tâm, trước khi mẹ lo lắng cho nền giáo dục
nước nhà tôi chỉ mong mẹ hiểu được lòng tôi. Hiểu được rằng chúng
tôi sợ hãi đến nhường nào, chúng tôi sợ hãi về tương lai của chính
chúng tôi ra sao.
Dĩ nhiên trong số chúng tôi cũng có những đứa chỉ cần giờ học
kết thúc là soi gương rồi tự nhủ: “Mình chả cần học cũng được, mẹ
bảo nếu mình không đỗ đại học thì sẽ gửi mình sang Mỹ. Mẹ còn bảo