cho bốn buổi biểu diễn, và rằng, tất nhiên, theo các điều khoản của bản hợp
đồng, cô cần nhận được số tiền đã thỏa thuận lúc ban đầu, cho dù Hội có
biểu diễn bốn đêm hay không. Mr Fitzpatrick vốn không nắm bắt vấn đề
một cách nhanh nhạy lắm, có vẻ không thể qg được khó khăn này và nói
ông sẽ trình vấn đề lên ủy ban. Cơn giận dữ của Mrs Kearney bắt đầu làm
hai má bà đỏ bừng và phải cố gắng lắm bà mới không bật ra:
- Và ai là cái uể ban đấy cơ chứ, thưa ngài?
Nhưng bà hiểu rằng làm như thế sẽ không quý phái chút nào, thế là bà
im lặng.
Ngay từ sáng sớm thứ Sáu bọn nhóc đã được phái đến những khu phố
chính của Dublin với hàng tập áp phích phát tay. Những bài tán tụng đặc
biệt tràn ngập trên tất cả các tờ báo buổi tối, nhắc công chúng yêu nhạc về
bữa tiệc âm nhạc dành riêng cho họ vào tối hôm sau. Mrs Kearney cảm thấy
hơi an tâm một chút, nhưng bà vẫn quyết định nói với ông chồng một phần
những nỗi nghi ngờ của minh. Ông chăm chú lắng nghe và nói có lẽ sẽ tốt
hơn nếu ông đi cùng bà đến buổi biểu diễn đêm thứ Bảy. Bà đồng ý. Bà tôn
trọng chồng mình như tôn trọng Bưu điện Trung tâm 5, như một thứ gì đó
lớn lao, an toàn và chắc chắn, và mặc dù thấy ông có ít tài cán nhưng bà
trân trọng cái giá trị trừu tượng là đàn ông của ông. Bà thấy mừng vì ông đã
đề nghị đi cùng bà. Bà đã vạch sẵn sàng kế hoạch.
Đêm hòa nhạc trọng dại đã đến. Mrs Kearney, cùng chồng và con gái,
đến nhà hát Antient Concert Rooms sớm hơn bốn mươi lăm phút so với giờ
mà buổi hòa nhạc theo kế hoạch sẽ bắt đầu. Không may sao đó lại là vào
một buổi tối mưa gió. Mrs Kearney giao đống váy áo và bản nhạc của con
gái cho chồng giữ rồi đi khắp tòa nhà tìm Mr Holohan hoặc Mr Fitzpatrick.
Bà không tìm thấy ai cả. Bà hỏi đám phục vụ có thành viên nào của ủy ban
đang có mặt tại nhà hát không, và, sau rất nhiều khó khăn, một anh chàng
phục vụ dẫn đến cho bà một người phụ nữ nhỏ bé tên là Miss Beirne, và
Mrs Kearney giải thích với bà này rằng bà muốn gặp một trong số các thư