Đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ, gia đình Joyce quay lại Zurich,
tháng1 năm 1941, ông mất tại đó.
II. James Joyce - nhà văn khởi đầu Chủ nghĩa hiện đại.
James Joyce được xem là nhà cách mạng tiên phong trong nghệ thuật
viết tiểu thuyết của thế kỷ XX. Theo kết quả thăm dò của báo Time (Mỹ) và
Le Figaro (Pháp), hai tờ báo uy tín trên thế giới, thì dẫn đầu các nhà văn nổi
tiếng nhất thế kỷ XX là James Joyce, tiếp theo là Franz Kafka (Tiệp Khắc),
Virginia Woolf (Anh), Ernest Hemingway (Mỹ), Gabriel Garcia Maquez
(Colombia)...
Có thể coi Joyce là một trong những nhà văn hàng đầu của lối viết "dòng
ý thức" với bút pháp độc thoại nội tâm chân thật nhất trong văn học hiện
đại. Chủ nghĩa hiện đại hay chính là James Joyce - không chấp nhận lối
sáng tác giống các thể loại văn học truyền thống. Nhà văn phá bỏ hoặc
tưởng tượng lại các cấu trúc đã được nhận thức và nỗ lực tạo ra chính xác
những dòng suy nghĩ theo quy luật hàng ngày với những gì xảy ra. Trong
bài viết của nhà nghiên cứu Paul Gray về James Joyce đăng trong tuyển tập
100 con người tạo nên thế kỷ XỬ do báo Time (the Time 100, ngày 6 tháng
8 năm 1998) bình chọn, ông cho rằng chính Ulysses đã mở đường và in dấu
sâu đậm trong tác phẩm của nhiều nhà văn lớn của thế giới sau đó như
William Faulkner, Albert Camus, Samuel Beckett, Saul Bellow, Gabriel
Garcia Marquez và Toni Morrison. Các tác giả này, Paul Gray viết một cách
châm biếm, không như Joyce, đều đoạt giải Nobel văn học.
James Joyce từng nói "Một trong những điều khi còn trẻ tôi không tài
nào quen được là sự khác biệt tôi nhận thấy giữa cuộc sống và văn chương"
(trích từ bài của Paul Gray). Joyce dường như đã dành cả sự nghiệp của
mình để xóa bỏ sự khác biệt này, đồng thời cách mạng hóa cả nền văn
chương thế kỷ XX. Cuộc sống trong tác phẩm của Joyce phần lớn là cuộc
đời của chính ông.