thị trường.
Quả nhiên, sự việc đúng như dự tính của Vương An, trong hai, ba năm sau đó, công ty đã có
được sự phát triển vượt bậc, thậm chí ông còn được xếp vào danh sách những người gốc Á
giàu có nhất. Trong mấy năm sau đó, công ty của Vương An luôn có mức thu nhập từ kinh
doanh tương đối lớn, quy mô cũng ngày một mở rộng. Dưới bàn tay lãnh đạo của ông, công ty
đã có những đáng kể, và lần nào cũng gặt hái được thành công.
Thời gian trôi qua rất nhanh, đã đến cuối thập niên 80, Vương An lúc này tuổi đã cao, bèn giao
lại sự nghiệp cho con trai Vương Thành. Vương Thành là một thanh niên ưu tú, tư tưởng phóng
khoáng, quan sát nhạy bén. Khi tiếp nhận công ty của cha mình, anh nhận thấy con đường kinh
doanh lấy việc thiết kế làm chủ đạo của bố mình giờ đã không thể đi tiếp được nữa. Thị trường
bắt đầu có sự chuyển biến, một thời đại mới đã đến gần.
Vì vậy, anh quyết định thu hẹp phạm vi thị trường trước đây, chiến lược kinh doanh cũng
không đi theo quy mô lớn như trước, mà phát triển theo hướng quy mô nhỏ nhưng tinh tế. Anh
dự định tập trung mục tiêu vào lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ.
Anh cho rằng, trong tình hình mới, việc đơn thuần sản xuất quy mô lớn, mở rộng thị
trường kinh doanh chỉ khiến tăng thêm gánh nặng cho công ty. Để đối phó với thử thách đó,
công ty phải dám “mạnh tay từ bỏ”, đem các nguồn sức mạnh tập trung lại, đầu tư vào công
nghệ thông tin, nhanh chóng cho ra đời sản phẩm mới, từ đó chiếm vị trí dẫn đầu trong
cuộc chiến thông tin ở tương lai.
Cách nghĩ của anh đã giành được sự ủng hộ của các đồng nghiệp trẻ có tầm nhìn xa và giỏi
giang trong công ty. Họ đều tán đồng quan điểm của anh, đồng thời cũng nhận ra được sự biến
đổi đang diễn ra trong thị trường tương lai, nếu cứ tiếp tục phát triển theo tư duy như trước,
thì sẽ chẳng còn mấy không gian nữa, nhất thiết phải dũng cảm từ bỏ.
Nhưng cách nghĩ này đã bị Vương An phản đối kịch liệt. Ông cảm thấy, thị trường rộng lớn mà
mình khai phá không thể nói bỏ là bỏ, như vậy sẽ là một sự phủ định và lãng phí tâm huyết mà
mình đã dày công bỏ ra. Bất luận là trên phương diện quan điểm hay tình cảm, Vương An đều
không thể chấp nhận kiến nghị và cách nghĩ của con trai.
Vương An rất không hài lòng về con trai và cách chức anh. Ông trở nên cố chấp, bảo thủ, khăng
khăng đi theo con đường cũ, không nỡ từ bỏ thị trường đang có, sự độc tài ấy khiến người khác
khó mà chịu đựng được. Rất nhiều đồng nghiệp trẻ có cách nhìn giống Vương Thành lần lượt
bỏ việc, trong công ty dần thiếu đi những người tâm huyết cũng như sức trẻ.