NHẠN - Trang 118

[8]

Cầu Mắt Kính:

眼鏡橋, cây cầu đá có hai hình bán nguyệt kế sát nhau,

bóng phản chiếu xuống nước trông như cái mắt kính nên có tên gọi này.

[9]

正岡子規 Masaoka Shiki (1867-1902), một trong tứ trụ haiku của Nhật

Bản, có nhiều đóng góp vào việc cách tân thơ haiku hiện đại.

[10]

Bút hiệu của nhà thơ Yosano Hiroshi

与謝野寛 (1873-1935), người

cống hiến đời mình vào việc cách tân thơ tanka hiện đại.

[11]

Hoa nguyệt tân chí

花月新誌, tạp chí văn chương phát hành từ năm

Minh Trị thứ mười (1877) đến tháng Mười năm Minh trị mười bảy do nhà
văn Narushima Ryuhoku

成島柳北 chủ trì, nội dung rất rộng đăng từ Hán

văn, Hán thi, Haikai, kỷ hành, tùy bút, truyện cổ điển cho đến các tác phẩm
văn học dịch Tây phương.

[12]

唐紙 loại giấy dó do Trung Quốc chế tạo được nhập về Nhật Bản, tuy

dễ rách nhưng hấp thu mực rất tốt nên hay được dùng trong thư họa.

[13]

Quế Lâm nhất chi

佳林一枝, tạp chí văn học một tháng ra hai số, có

khuynh hướng phục cổ rất mạnh, đăng chủ yếu là Hán Thi và thơ Waka.

[14]

白紙 loại giấy trắng, mỏng nhập từ Trung Quốc.

[15]

Hương liễm thể

香奩体, một thể thơ chữ Hán, do Hàn Ốc 韓偓 đời Vãn

Đường sáng tạo. Tập thơ Hương liễm tập (thơ phấn hương) của ông đa phần
mô tả chuyện trai gái nhớ nhung, tương tư, thậm chí mô tả chuyện ái ân;
hoặc là mô tả sự sầu não, cô đơn, và nhất là sự ức chế tình cảm (cũng như
tình dục) của người đàn bà.

[16]

Mori Kainan

森槐南 (1863-1911), sinh ra ở Nagoya, là thi nhân đệ nhất

của thể Hán thi trên văn đàn thời Minh Trị.

[17]

Mukou

夢香 không rõ danh tính, đăng sáng tác trên "Nguyệt hoa tân

chí" với bút danh Mộng Hương Tình sử

夢香情史, Mộng Hương Tiểu sử 夢

香小史.

[18]

Nguyên văn:

ぬかぶくろ (糠袋), túi nhỏ bằng vải đựng trấu, dùng để

kỳ cọ da khi đi tắm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.