NHO GIÁO - Trang 107

Quân tử kính nhi vô thất, dữ nhân cung nhi hữu lễ, tứ hải chi nội giai
huynh đệ dã

君子敬而無失,與人恭而有禮,四海之內,皆兄弟也 :

Quân tử kính mà giữ được mãi không mất, tiếp người thì cung kính, có lễ
phép, như vậy người trong bốn bể đều là anh em cả” (Luận Ngữ: Nhan
Uyên, XII)
. Đạo của Khổng Tử là đạo nhân, chủ lấy sự yêu người làm trọng,
Thiên Hiếu sinh sách Khổng Tử gia ngữ chép: “Một hôm vua Cung vương
nước Sở đánh rơi mất cái cung, các quan tâu xin sai người đi tìm. Vua nói
rằng: Vua nước Sở mất cung, người nước Sở nhặt được, mất đi đâu mà phải
đi tìm. Có người đem chuyện ấy nói với Khổng Tử, Ngài nói rằng: “Tiếc
thay cái ý còn hẹp! Sao không nói: Người rơi mất cung, người bắt được, hà
tất phải nói là người nước Sở”. Ý Ngài nói người ta ở đâu cũng là người,
việc gì phải lấy giới hạn một nước mà phân biệt nhau ra. Lòng nhân ái của
quân tử phải lan ra khắp cả thiên hạ, chứ không phải riêng ra cho một xứ
nào, một nước nào cả. Trước sau Khổng Tử chỉ lấy cái đạo nhất quán là đạo
nhân mà dạy người, cho nên Tăng Tử mới nói: “Phu Tử chi đạo trung thứ
nhi dĩ hỹ

夫子之道,忠恕而已矣: Đạo của Phu Tử chỉ trung thứ mà thôi”

(Luận Ngữ: Lý nhân). Một hôm thầy Tử Cống hỏi: “Có một lời nào khả dĩ
thi hành được chung thân không? Khổng Tử trả lời: “Kỳ thứ hồ, kỷ sở bất
dục, vật thi ư nhân

其恕乎!己所不欲,勿施於人: Chữ thứ chăng! Điều

gì mình không muốn, thì đừng làm cho người” (Luận Ngữ: Vệ Linh Công,
XV)
. Lại một hôm Ngài bảo thầy Tử Cống: “Phù nhân giả, kỷ dục lập nhi
lập nhân, kỳ dục đạt nhi đạt nhân

夫 仁者,己欲立而立人,己欲達而達

人: Phàm kẻ nhân giả là mình muốn lập thì lập cho người, mình muốn đạt,
thì đạt cho người” (Luận Ngữ: Ưng dã, VI). Mấy lời ấy thật đã biểu thị rõ
cái đạo nhân ái của thánh nhân, tưởng xưa kia chưa hầu dễ đã có ai diễn giải
ra được rõ ràng như thế.
Đạo của người quân tử đối với mình thì thận trọng kính cẩn, đối với người
thì nhân hậu từ ái, mà bao giờ cũng ung dung hoằng đại, không có điều gì là
hẹp hòi bó buộc. Người nào đã theo đạo ấy thì không những giữ được phẩm
giá tôn quý của mình, mà lại có thể làm lợi cho cả thiên hạ.
Đạo ấy cốt ở sự giáo hóa, khiến người ta phải “Tu thân dĩ đạo, tu đạo dĩ
nhân

修身以道,修道以仁: Lấy đạo mà sửa mình, lấy nhân mà sửa đạo”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.