NHO GIÁO - Trang 110

Khổng Tử cho là có hạng người tư chất đủ học mà hiểu được những lẽ cao
xa, có hạng người tư chất dẫu có học cũng không hiểu được. Ngài nói rằng:
Trung nhân dĩ thượng, khả dĩ ngữ thượng dã; trung nhân dĩ hạ, bất khả dĩ
ngữ thượng dã

中人以上,可以語上也;中人以下,不可以 語上也: Đối

với những người có tư chất tự bậc trung trở lên, thì mới có thể nói những
điều cao xa; đối với những người có tư chất tự bậc trung trở xuống, thì
không có thể nói những điều cao xa” (Luận Ngữ: Ung dã, VI).
Vậy nên trong cái học của Khổng Tử có hai phần: Một phần công truyền và
một phần tâm truyền; phần công truyền nói về luân thường đạo lý để dạy
cho mọi người; phần tâm truyền nói về những sự cao xa khó hiểu để riêng
cho những người có tư chất đặc biệt, tự mình phải học mà lĩnh hội lấy, chứ
không phải giảng rõ ra nhiều lời. Ngài bảo thầy Tử Cống rằng: “Dư dục vô
ngôn

予欲無言: Ta muốn không nói”. Thầy Tử Cống thưa: “Tử như bất

ngôn, tắc tiểu tử hà thuật yên?

子如不言,則小子何述焉?: Nếu Phu Tử

không nói thì đệ tử biết noi theo vào đâu?” Ngài nói rằng: “Thiên hà ngôn
tai! Tứ thời hành yên, bách vật sinh yên. Thiên hà ngôn tai!

天何言哉!四時

行焉,百物生焉,天何言哉!: Trời có nói gì đâu! Bốn mùa chuyển vần,
trăm vật sinh nở. Trời có nói gì đâu!” (Luận Ngữ: Dương Hóa, XVII). Cái
đạo của thiên hạ có điều nói nhiều mà lại mờ tối đi. Song thiên lý tự lưu
hành mà sinh hóa, người biết suy xét thì há lại phải đợi nói mới biết hay
sao? Người nào đã không thể biết được, thì càng nói lắm, lại càng làm cho
người ta không hiểu lắm. Vậy nên Ngài muốn không nói mà dạy được,
nghĩa là Ngài muốn khiến kẻ học giả tự suy xét lấy mà hiểu, hơn là đợi
người ta giảng dạy mà không hiểu.
Bởi lẽ ấy cho nên những điều có ý nghĩa khó khăn là Ngài không hay làm
đến. Sách Luận Ngữ chép “Tử hãn ngôn lợi dữ mệnh dữ nhân

子罕言利與

命與仁: Phu Tử ít nói đến lợi cùng mệnh và nhân” (Luận Ngữ: Tử hãn, IX).
Ngài ít nói đến lợi, là vì lợi có thể làm hại cho nghĩa, sợ người ta hiểu
không hết lẽ, rồi hoặc là đắm đuối vào cái ti cận quá, hoặc là lại siêu việt ra
xa quá; Ngài ít nói mệnh và nhân, là vì cái nghĩa chữ mệnh rất tính vi, cái
đạo nhân rất to lớn, sợ người ta hoặc là thiên về mặt cao xa quá, hoặc là
theo không kịp, thành ra thất kỳ trung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.