NHO GIÁO - Trang 113

dân quý hữu thân; giáo dĩ kính trưởng, nhi dân quý dụng mệnh. Hiếu dĩ sự
thân, thuận dĩ thính mệnh, thố chư thiên hạ vô sở bất hành

立愛自親始,

教民睦也。立教自長始, 教民順也。教以慈睦,而民貴有親;教以敬
長,而民貴用命。孝以事親,順以聽命,錯諸天下,無所不行: Dựng
lòng ái khởi đầu từ cha mẹ, là dạy dân hoà mục vậy. Dựng lòng kính khởi
đầu từ người huynh trưởng, là dạy dân kính thuận vậy. Lấy từ mục mà dạy
dân, thì dân biết quý có cha mẹ, lấy kính người huynh trưởng mà dạy dân,
thì dân biết quý sự theo mệnh lệnh người trên. Hiếu là để thờ cha mẹ, thuận
là để vâng mệnh người trên, đem những điều ấy mà thi thố ra thiên hạ, thì
không có điều gì là không làm được” (Lễ Ký: Tế nghĩa, XXIV). Vậy nên
trong sự giáo hoá, Khổng giáo lấy hiếu đễ làm nết trọng.
Người có hiếu trước hết phải nuôi cha mẹ. Nuôi thì phải kính, chứ không
kính thì không phải là hiếu. Một hôm Tử Du hỏi hiếu. Khổng Tử nói: “Kim
chi hiếu dã, thị vị năng dưỡng, chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng, bất
kính hà dĩ biệt hồ

今之孝者,是謂能養,至於犬馬,皆能有養;不敬,何

以別乎?: Hiếu ngày nay là bảo có thể nuôi được cha mẹ; đến như giống
chó giống ngựa đều có người nuôi, nuôi mà không kính thì lấy gì mà phân
biệt?” (Luận Ngữ: Vi chính II). Vậy nuôi cha mẹ thì cốt ở sự thành kính,
dẫu phải ăn gạo xấu, uống nước lã mà làm cho cha mẹ được hết cái vui, ấy
gọi là hiếu: “Xuyết thúc ẩm thủy, tận kỳ hoan, tư chi vị hiếu

啜菽飲水,盡

其歡,斯之謂孝” (Lễ Ký: Đàn cung hạ).
Khi cha mẹ còn, không bao giờ làm điều gì để cho cha mẹ lo buồn. Bởi vậy
không nên đi đâu xa, có đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi để cha mẹ
khỏi lo và nhỡ có việc gì, có thể tìm gọi được: “Phụ mẫu tại, bất viễn du, du
tất hữu phương

父母在,不遠遊;遊必有方” (Luận Ngữ: Lý nhân, IV).

Trong sự hiếu có hai điều rất nên chú ý là vô vivô cải. Vô vi là xử cảnh
thường, thì thờ cha mẹ không trái lễ; vô cải là xử cảnh biến, thì không đổi
ngay cái đạo của cha mẹ. Hai điều ấy hàm cái ý phục tùng, song phục tùng
theo đạo phải, chứ không phục tùng một cách thuận thụ, không biết phân
biệt phải, trái gì cả.
Sách Luận Ngữ chép: Mạnh Ý Tử hỏi hiếu. Khổng Tử đáp lại rằng: “Vô vi
無違”, rồi sau Phàn Trì không hiểu rõ nghĩa hai chữ ấy, mới hỏi lại. Ngài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.