NHO GIÁO - Trang 127

bởi lòng người mà sinh ra, rồi lại cảm lòng người mà khiến cho thành ra
thiện hay ác. Thí dụ như nhạc thanh thiện cảm người thì lòng người hòa đi
mà làm điều thiện; nhạc thanh ác cảm ngừời thì lòng người theo mà làm
điều ác. Thành thử nhạc do ở lòng người thiện hay ác mà sinh ra, rồi lại
cảm lòng người mà khiến người làm điều thiện hay điều ác. Nhạc có cái thế
lực quan trọng như thế, cho nên đế vương đời trước chú ý về việc dùng
nhạc để hóa lòng người, khiến cho được chí thiện chí mỹ.
Các tác dụng của nhạc cốt hòa thanh âm cho tao nhã, để di dưỡng tính tình.
Cho nên Khổng Tử nói: “Trí nhạc dĩ trị tâm, tắc dị trực từ lương chi tâm du
du nhiên sinh hỹ

智樂以治心、則易直慈良之心油油然生矣: Xét cho

cùng các lẽ về nhạc để trị lòng người, thì cái lòng giản dị, chính trực, từ ái,
thành tín, tự nhiên phơi phới mà sinh ra” (Lễ Ký: Tế nghĩa, XXIV). Thánh
nhân biết nhạc có cái thế lực rất mạnh về đường đạo đức, cho nên mới chế
nhạc để dạy người. “Nhạc dã giả, thánh nhân chi sở lạc dã, nhi khả dĩ thiện
dân tâm, kỳ cảm nhân thâm, kỳ di phong dịch tục, cố tiên vương trứ kỳ giáo
yên

樂也者,聖人之所樂者也,而可以善人心其感人深,其移風易

俗。故先王著其教焉: Nhạc là cái vui của thánh nhân, mà khả khiến cho
lòng dân trở nên tốt lành, có thể cảm lòng người rất sâu và di phong dịch
tục được, cho nên tiên vương mới đặt ra dạy nhạc” (Nhạc Ký, XIX).
Nhạc cũng như lễ, rất có ảnh hưởng về đường chính trị. “Thanh âm chi đạo,
dữ chính thông hỹ

聲音之道,與正通矣: Đạo thanh âm thông với chính trị

vậy” (Nhạc Ký XIX). Hễ chính trị hay thì nghe tiếng nhạc hay, chính trị dở
thì nghe tiếng nhạc dở. Thí dụ: Âm nhạc đời trị thì nghe yên tĩnh, vui vẻ,
âm nhạc đời loạn thì nghe oán giận tức tối, âm nhạc lúc mất nước thì nghe
bi ai sầu thảm, v.v. Bởi thế cho nên nói rằng: “Thẩm nhạc dĩ tri chính

審樂

以知正: Xét cho kỹ âm nhạc để biết chính trị hay dở” (Nhạc Ký, XIX).
Dùng nhạc cũng như dùng lễ, phải vụ lấy giữ đạo trung. Nhạc để khiến
người ta đồng vui, đồng thương. Nhưng vui hay thương vẫn phải lấy điều
hòa làm chủ. Khổng Tử nói: “Lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương

樂而不

淫,哀而不傷: Vui mà không dâm, thương mà không hại” (Luận Ngữ: Bát
dật, III).
Ý ngài nói: Nhạc là để điều hòa tính tình, dẫu vui thế nào cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.