NHO GIÁO - Trang 143

Về đường chính trị thiết thực cũng vậy, Khổng Tử muốn lựa chọn lấy
những cái hay cái đẹp của cổ kim mà thông dụng cho được hoàn toàn. Thầy
Nhan Tử hỏi về đạo trị nước, Ngài nói: “Hành Hạ chi thời, thừa Ân chi lộ,
phục Chu chi miện, nhạc tắc thiều vũ, phóng Trịnh thanh, viễn nịnh nhân.
Trịnh thanh dâm, nịnh nhân đãi

行夏之時,乘殷之輅,服周之冕,樂則

韶舞。放鄭聲,遠佞人。鄭聲淫,佞人殆: Theo thời nhà Hạ, đi xe lộ
nhà Ân, đội mũ miện nhà Chu, nhạc âm dùng nhạc thiều, bỏ tiếng nhạc
nước Trịnh, xa người nịnh. Tiếng nhạc nước Trịnh thì dâm, người nịnh thì
nguy” (Luận Ngữ: Vệ Linh Công, XV). Nhà Hạ lấy tháng Dần làm tháng
đầu năm, nhà Ân lấy tháng Sửu, nhà Chu lấy tháng Tí. Nhưng vì theo cái lẽ
cho nhân sinh ư Dần, cho nên lấy tháng Dần làm thuận lý hơn. Lộ là cái xe
lớn làm bằng gỗ của nhà Ân, làm rất kiên cố. Đến đời nhà Chu thì lấy vàng
ngọc trang sức thêm vào, thành ra xa xỉ quá, cho nên Ngài muốn dùng xe lộ
nhà Ân hơn. Mũ miện là mũ đội lúc đi tế, đã có từ đời Hoàng Đế, nhưng
chưa được khéo và đẹp bằng lối của nhà Chu chế ra, cho nên Ngài muốn
dùng mũ miện của nhà Chu. Nhạc thiều của vua Thuấn chế ra, rất hay rất
đẹp. Tiếng nhạc của nước Trịnh thì nghe dâm, làm loạn lòng người. Kẻ nịnh
làm hại đạo. Bởi vậy Ngài muốn bỏ tiếng nhạc nước Trịnh và người nịnh. Ý
Ngài bảo phải theo những điều hợp đạo trung, chứ không phải là cứ cố chấp
thủ cựu.
Đạo của Khổng Tử không phải là đạo thủ cựu, bởi vì phải biến luôn, vì
không biến thì thành ra cùng, mà cùng là hại. Cái học của Ngài chủ ở sự
theo cái đạo biến thông của trời đất. Ngài nói: “Dịch: cùng tắc biến, biến
tắc thông, thông tắc cửu

易:窮則變,變則通,通則久: Đạo Dịch là: cùng

thì biến, biến thì thông, thông thì lâu” (Dịch: Hệ từ hạ). Nghĩa là cứ theo
đạo Dịch, tức là theo đạo Trời, hễ việc gì đến chỗ cùng thì phải biến, mà
không biến thì thành ra cùng, cho nên phải biến để cho thông, có thông mới
được lâu. Ví như nước lên nhiều, thì phải cho chảy, nếu không chảy được
thì phải ứ, mà đã ứ là vỡ. Vậy nên phải cho chảy, mà có chảy mới thông.
Bởi lẽ ấy thánh nhân dạy người ta phải biết theo thời mà biến đổi luôn để
cho không đến nỗi cùng. Song phải biến đổi từ từ theo lẽ tự nhiên, làm cho
người ta biến mà không biết, hóa mà không hay, thì sự biến hóa mới thật là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.