NHO GIÁO - Trang 153

Thoán truyện

彖傳 và Tượng truyện 象傳. Giải cái tượng cả quẻ, gọi là

đại tượng

大象, giải cái tượng một hào, gọi là tiểu tượng 小象. Ngài sợ

rằng cắt nghĩa như thế chưa đủ. Ngài lại làm thêm những thiên: Hệ từ
truyện

繫辭傳, Văn ngôn truyện 文言傳, Thuyết quái truyện 說卦傳 , Tự

quái truyện

序卦傳, Tạp quái truyện 雜卦傳, gồm tất cả là mươi thiên, gọi

Thập dực

十翼, hay là Truyện 傳. Ngài lại lấy nghĩa lý mà phân Kinh

Dịch ra làm thượng, hạ hai thiên, gọi là Thượng Kinh

上經 và Hạ Kinh

. Thượng Kinh thì để quẻ Kiền, quẻ Khôn lên đầu, vì rằng Kiền và Khôn
là bản thỉ của âm và dương, tông tổ của vạn vật (Kiền, Khôn giả âm, dương
chi bản thỉ, vạn vật chi tổ tông

乾坤者陰陽之本始,萬物之祖宗). Hạ

Kinh thì để quẻ Hàm, quẻ Hằng lên đầu, vì rằng Hàm và Hằng là mối đầu
của nam nữ, đạo của vợ chồng (Hàm, Hằng giả nam nữ chi thỉ, phu phụ chi
đạo

咸恒者男女之始,夫婦之道), nhân đạo do ở đó mà hưng thịnh lên.

Từ đó, Kinh Dịch có 2 thiên Kinh và 10 thiên Truyện, cả thảy là 12 thiên.
Trong những thiên Truyện, Khổng Tử giải thích rõ ràng các ý nghĩa sâu xa
Kinh Dịch và phát huy những tư tưởng uyên áo về tạo hóa và những quan
niệm đặc biệt về vũ trụ và vạn vật. Ngài lập thành cái nền lý học của Nho
giáo, về sau các nho giả đời Tống đều sở cứ vào Kinh Dịch mà thiết lập ra
các học thuyết rất có giá trị. Khổng Tử nói: “Phù Dịch khai vật, thành vụ,
mạo thiên hạ chi đạo, như tư nhi dĩ. Thị cố thánh nhân dĩ thông thiên hạ chi
chí, dĩ định thiên hạ chi nghiệp, dĩ đoán thiên hạ chi nghi

夫易開物成務,

冒天下之道,如斯而已。是故,聖人以通天下之志,以定天下之業,
以斷天下之疑: Dịch là để mở ra muôn vật, thành được mọi việc, trùm lên
trên cái đạo của thiên hạ, có thế mà thôi. Cho nên thánh nhân dùng đạo
Dịch để thông được cái chí của thiên hạ, định được công nghiệp của thiên
hạ, đoán được cái ngờ của thiên hạ”.
Xét trong sách Chu Lễ thì đời nhà Chu có quan thái bốc coi tam Dịch: Liên
Sơn Dịch

連山易là Dịch của nhà Hạ, lấy quẻ Cấn làm đầu; Quy Tàng Dịch

歸藏易 là Dịch của nhà Thương lấy quẻ Khôn làm đầu, và Chu Dịch 周易
là Dịch của nhà Chu, lấy quẻ Càn làm đầu. Về sau Liên Sơn Dịch và Quy
Tàng Dịch mất đi, chỉ còn lại có Chu Dịch, tức là Kinh Dịch truyền đến
ngày nay. Vậy lúc đầu sách Dịch tuy có phần bí truyền nói về đạo lý, nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.