NHO GIÁO - Trang 154

vẫn chủ việc bốc phệ, rồi đến Khổng Tử mới giảng rõ thêm phần đạo lý hơn
trước. Nghĩa là từ đời trước đến đời Khổng Tử, thì tuy có dựa vào phần đạo
lý mà giáo hóa, nhưng vẫn chuyên về phần bốc phệ hơn; từ đời Khổng Tử
về sau, thì dẫu có phần bốc phệ, nhưng lại thiên trọng về mặt đạo lý hơn.
Song, đại để bao giờ Kinh Dịch cũng bao hàm cả hai phần ấy, chỉ khác có
một điều là về đời thượng cổ, người ta hãy còn chất phác, trí lự chưa được
mở mang, cho nên thánh nhân chỉ lấy việc bốc phệ mà dạy người, để biết
điều lành thì làm, điều dữ thì tránh, về sau dần dần nhân trí mở mang ra,
thánh nhân tuy vẫn lấy bốc phệ để khiến người ta quyết định về việc nên
làm hay không, nhưng lại bởi đó mà đem nghĩa lý sâu xa giảng dạy cho
người ta hiểu để làm điều thiện. Trước sau tuy hình thức có khác nhau,
nhưng tinh thần vẫn là một. Có một điều ta nên biết, là bao giờ trong Kinh
Dịch
vẫn không bỏ bốc phệ, vì rằng người đời xưa vốn có lòng tín ngưỡng
về lẽ Trời và người ta cảm ứng với nhau. Cái lẽ ấy là nguyên ủy của Nho
giáo, cho nên những ý nghĩa tinh vi như chữ nhân, chữ trung, chữ thành, và
thuyết tính thiện đều căn nguyên ở lẽ ấy mà ra cả. Học giả về sau hoặc có
người nệ về thuật số, chỉ chú ý về việc bói toán, như tính Thái ất, xem số
Hà lạc, v.v. bỏ không xét đến cái phép hoằng thông giản dị của đạo Dịch,
hoặc có người vì khinh việc bốc phệ mà chỉ chuyên trị về mặt nghĩa lý,
chìm đắm vào cõi hư vô tịch mịch, trái với đạo nhân nghĩa trung chính, đều
là không hiểu cái ý của thánh nhân cốt tùy thời mà lập giáo. Tùy thời mà
thuận, tùy thời mà chống lại, chữ thời phải có đủ hai nghĩa ấy. Bởi thế cho
nên mới nói: “Dịch đạo chỉ thị thời

易道只是時: Đạo Dịch chỉ có chữ thời

mà thôi”. Có hiểu được chữ thời thì mới hiểu được đạo Dịch.
Khổng Tử học Dịch mất nhiều công phu lắm. Khi Ngài đã già, Ngài xem
Kinh Dịch đến ba lần đứt lề, mới làm ra các thiên Truyện (Khổng Tử vãn
nhi học Dịch, độc chi vi biên tam tuyệt, nhi vi chi Truyện

孔子晚而學易,

讀之韋編三絶,而為之傳). Thế mà Ngài còn nói: “Gia ngã sổ niên, tốt

22

dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hỹ

加我數年,卒以學易,可以無大過矣:

Giá cho ta thêm được mấy năm nữa để ta học Dịch cho trọn vẹn, thì khả dĩ
không có điều lầm lớn vậy” (Luận Ngữ: Học nhi, VII). Một bộ sách mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.